II. Tập sử dụng các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập
II. Tập sử dụng các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập
Sau khi tìm hiểu về vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bạn có muốn đặt chân lên xứ sở cờ hoa này một lần trong đời không, hãy để bọn mình giúp bạn nhé. Vietjet.net được biết đến là tổng đài trực tuyến online đặt vé máy bay đi Mỹ với giá rẻ nhất dành cho quý khách hàng. Bạn chỉ cần liên lạc và để lại số điện thoại, khi có thông tin về hành trình máy bay từ Việt Nam đến Mỹ với giá rẻ ưu đãi nhất trong các dịp khuyến mãi thì Vietjet.net sẽ nhanh chóng thông báo chi tiết cho bạn.
Hiện nay, Vietjet.net đang sở hữu đội ngũ booker săn vé máy bay giá rẻ chuyên nghiệp đảm bảo mang lại cho bạn sự hài lòng với tấm vé giá rẻ tốt nhất và nhiều dịch vụ tư vấn hữu ích khác liên quan đến chuyến bay.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy liên hệ qua số điện thoại 1900 63 6060
13 tuổi tham gia phong trào yêu nước, 16 tuổi được kết nạp vào Đảng, ông trở thành người Thầy đầu tiên của ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam, góp phần làm nên chiến thắng vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông luôn là người thầy, người cha, người bạn chiến hữu đáng kính, là tấm gương sáng cho muôn đời sau. Ông chính là Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Đào Phúc Lộc/ Hoàng Minh Đạo - Người vinh dự được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh (1999). Với những cống hiến to lớn đó, Thành phố Hà Nội quyết định lấy tên ông - Hoàng Minh Đạo đặt và gắn biển cho một tên phố tại thủ đô Hà Nội vào những ngày đầu của năm 2021.
THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẶT TÊN ĐƯỜNG HOÀNG MINH ĐẠO
Đồng chí Hoàng Minh Đạo, tên khai sinh là Đào Phúc Lộc (1923-1969) sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước tại huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh. Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng. Năm 13 tuổi, ông tham gia phong trào học sinh yêu nước, đảm nhận công tác giao thông liên lạc, chăm sóc và bảo vệ đồng chí Tô Hiệu (Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ, Bí thư Khu ủy B), chính Tô Hiệu đã kết nạp Đào Phúc Lộc vào Đảng Cộng sản Đông Dương (năm 16 tuổi). Trong nhiều năm (1936 - 1945) Đào Phúc Lộc đã dựa vào địa bàn Móng Cái tiếp giáp với Đông Hưng (Trung Quốc) xây dựng con đường giao liên, vận chuyển tài liệu, các chỉ thị của Đảng một cách xuất sắc qua ngả Trung Quốc, Hải Phòng, Hà Nội, và lên tận nhà tù Phương Lâm, tỉnh Hòa Bình.
Chiến tranh thế giới thứ Hai (1945) phát xít Đức bị đại bại trên các mặt trận ở châu Âu, phe Đồng Minh (gồm Liên Xô, Mỹ, Anh , Pháp, Trung Hoa và một số nước khác) đang thắng thế trước quân đội phát xít Đức, Ý. Còn mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, phát xít Nhật cũng bị quân Đồng Minh bao gồm quân đội của nhiều nước do Mỹ, Tưởng - Trung Hoa Dân Quốc và Anh chỉ huy đã mở nhiều cuộc tấn công, nguy cơ bại trận của phát xít Nhật cũng đã rõ. Bối cảnh đó, Quốc Dân Đảng Trung Hoa nhận thấy lực lượng của Việt Minh trong nước rất có uy tín, nên họ đã có lời đề nghị hợp tác. Lúc này Đảng ta chủ chương vừa tranh thủ sự ủng hộ của Đồng Minh chống phát xít để “Hoa quân nhập Việt” (dù không muốn), vừa tránh xung đột nhằm bảo toàn lực lượng cho cách mạng tiến lên một bước mới. Đảng đã giao nhiệm vụ cho Đào Phúc Lộc tổ chức và trực tiếp dẫn đường đưa đoàn đại biểu Tổng Bộ Việt Minh gồm các đồng chí Hoàng Quốc Việt (tên thật là Hạ Bá Cang) đóng vai một nhà tư sản lớn, cùng các đồng chí Đặng Việt Châu, Dương Đức Hiền, Phạm Văn Bình (Trịnh Khiêm) và Nguyễn Thượng Biểu (Hồng) đi từ Hải Phòng sang Trung Quốc gặp Tướng Trương Phát Khuê (Tư lệnh Đệ tứ Chiến khu) tại Bách Sắc (nơi Chính quyền Trung Hoa Dân quốc đóng năm 1944-1945). Bằng cách tiếp cận ngoại giao khôn khéo, Đảng ta đã nắm bắt được ý đồ của chính quyền Quốc Dân Đảng Trung Hoa và thành công trong việc lừa được Tướng Trương Phát Khuê chấp nhận hợp tác với Việt Minh trong lúc thế nước của phía ta còn rất chông chênh. Thêm một chiến công mới, ông càng thể hiện rõ tài năng, trí tuệ và sự trung thành của mình với sự nghiệp cách mạng nước nhà.
Trong thời gian hoạt động tại Uông Bí, Đào Phúc Lộc khi đó đã có công giải cứu hơn ba mươi người trong đội Vũ trang tuyên truyền Việt Minh ở Quảng Ninh thoát khỏi nơi giam giữ của bọn phản động Việt Cách. Tiếp đó, đồng chí triển khai xây dựng phong trào cách mạng ở quê hương, và tổ chức khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Đào Phúc Lộc được đồng đội và nhân dân ca ngợi là người Anh hùng đất Móng Cái.
Sau Cách mạng tháng 8/1945 thành công, đồng chí Đào Phúc Lộc được đồng chí Trường Chinh giới thiệu giữ chức Chính trị viên Trại Giải phóng quân do đồng chí Vương Thừa Vũ làm Chỉ huy trưởng. Ngày 25/10/1945 Đại tướng Võ Nguyễn Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái tuyên bố thành lập Phòng Tình báo Bộ Tổng Tham mưu. Đây cũng là lúc Bộ Quốc phòng điều động 20 cán bộ nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Hoàng Đạo Thúy làm Trưởng phòng Thông tin, đồng chí Tạ Quang Đệ làm Trưởng phòng Cơ yếu và đồng chí Đào Phúc Lộc (bí danh Hoàng Minh Đạo) - Trưởng phòng Tình báo Quân ủy Hội (nay là Tổng cục II), trước mắt làm nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu tìm hiểu về tất cả các lĩnh vực quân sự, ngoại giao, chính trị, kinh tế, xã hội của đại diện chính quyền Pháp, Pháp kiều, Nhật, Anh, và nhóm phản động trong nước (Việt Quốc, Việt Cách thân Tưởng); tổ chức các mạng lưới do thám, cài người vào làm việc cho Pháp như thư ký, đánh máy, phục dịch, nhà thầu; tổ chức trạm quan sát các vị trí đóng quân của địch, nơi chúng hay lui tới như nhà hàng, khách sạn, rạp hát, bưu điện để nghe ngóng tin tức của địch, giúp cách mạng có biện pháp kịp thời đối phó.
Đặc biệt, đêm 19/12/1946, đồng chí Hoàng Minh Đạo đã đóng giả làm sĩ quan của địch, xâm nhập vào sân bay Gia Lâm, phối hợp với đồng đội phá hủy hai máy bay của Pháp. Sự kiện này đã gây tiếng vang trong toàn quốc, chấn động tận Thủ đô Paris làm cho nước Pháp choáng váng.
Để mở rộng các hoạt động tình báo có hiệu quả, Hoàng Minh Đạo đã sớm tổ chức đào tạo cấp tốc lớp tình báo quân sự đầu tiên (tháng 3/1947) tại Ỷ La (Tuyên Quang) với 48 học viên, trong đó 40 nam và 8 nữ. Sau hai năm (1945 - 1947), Hoàng Minh Đạo đã nắm được các cơ sở tình báo quân đội ở miền Bắc và các Khu 4,5,6 phối hợp với Lực lượng Công an sử dụng nguồn tin do quần chúng cung cấp hàng ngày, gửi về cấp trên. Ngoài ra còn chỉ đạo, tổ chức đặt cơ sở hoạt động tại 23 thành phố, tỉnh lỵ thuộc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đến Thừa Thiên.
Do được sự tin cậy đặc biệt của Đảng, đầu năm 1948, Hoàng Minh Đạo nhận lệnh điều động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Hoàng Văn Thái cử vào Nam với nhiệm vụ là Đặc phái viên của Bộ Tổng Tham mưu đi kiểm tra tình hình, tổ chức đào tạo, xây dựng thống nhất các hoạt động phản gián, tình báo, quân báo từ Quân khu 4 vào tận Nam Bộ với phương chậm: “Tuyệt đối an toàn, bất ngờ, thần tốc…”.
Sau 180 ngày đi bộ, Hoàng Minh Đạo vào đến chiến trường miền Nam khói lửa, trên đường đi ông dự lễ phong tướng cho Trung tướng Nguyễn Sơn, tiếp đến đồng chí trực tiếp sống, hoạt động trong lòng Sài Gòn rồi nhận nhiệm vụ điều hành Phòng Mật vụ Nam Bộ do Kỹ sư Phạm Ngọc Thảo đang phụ trách. Đồng chí Hoàng Minh Đạo còn đi sâu nghiên cứu đối tượng chiến lược của địch, thu thập tài liệu, khai thác mâu thuẫn, xâm nhập vào các giáo phái ly khai chống Diệm (Cao Đài, Hòa Hảo), với Bình Xuyên do Bảy Viễn cầm đầu ông còn đưa cả Trung đoàn với đầy đủ vũ khí về với cách mạng. Đồng chí cùng tham gia chỉ đạo trận đánh Tua Hai và phong trào Đồng Khởi với các tỉnh. Đặc biệt, đồng chí Hoàng Minh Đạo (bí danh Năm Thu) từng bố trí và bảo vệ đồng chí Lê Duẩn (khi ấy là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ) sống làm việc tại số nhà 29 Huỳnh Khương Ninh (Sài Gòn), bắt đầu viết Bản dự thảo “Đề cương Đường lối Cách mạng miền Nam” nổi tiếng. Sau ngày 23/1//1961, Trung ương Cục miền Nam thành lập, đồng chí Hoàng Minh Đạo được cử giữ chức Phó ban Binh vận Trung ương Cục, Phó ban Nghiên cứu Tổng hợp quân sự Trung ương Cục miền Nam. Trong những năm 1963 - 1968 đồng chí được cấp trên tăng cường cho Khu trọng điểm Sài Gòn - Gia Định giữ chức Ủy viên Thường vụ Khu Sài Gòn - Gia Định, Chính Ủy kiêm Bí thư Phân Khu V. Sau Tết Mậu Thân 1968 đồng chí Hoàng Minh Đạo tiếp tục được điều về làm Bí thư kiêm Chính ủy Phân Khu I (cửa ngõ quan trọng nhất đánh vào Sài Gòn và là phân khu ác liệt). Năm Thu/ Hoàng Minh Đạo nhận lệnh ra Trung ương Cục để báo cáo tình hình. Lộ trình phải qua Vàm Cỏ Đông. Mặc dù chuyến đi được tuyệt đối bí mật và tính toán kỹ càng, lợi dụng di chuyển vào đêm Nô-el nhằm lúc địch chủ quan, nhưng điều không may đã xảy ra, đoàn công tác của đồng chí Năm Thu cùng 17 cộng sự bất ngờ bị địch phục kích tấn công. Theo tài liệu lưu trữ của Trung tâm Vietnam Archive (Đại học Công nghệ Texas, Mỹ), được biết cuộc đụng độ giữa đoàn cán bộ của ta và phía Mỹ xảy ra rất ác liệt, hải quân Mỹ trên tàu chiến cũng bị ta bắn trả thương vong khá lớn, cuối cùng chúng phải dùng đến trực thăng tiếp viện và rốc-két bắn xuống mới đánh chìm được xuồng. Tất cả đồng đội trên xuồng đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và anh dũng hi sinh trên sông Vàm Cỏ Đông, trong đó có đồng chí Năm Thu (Hoàng Minh Đạo).
Ngay sau đó, Trung ương Cục và đồng đội đã tổ chức tìm kiếm thi hài nhưng tất cả đều vô vọng. Hành trình kéo dài suốt 30 năm, cuối cùng gia đình và đồng đội đã tìm thấy hài cốt của Liệt sĩ Hoàng Minh Đạo tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh do gia đình bác Hai Tờ và vợ chồng cô chú Tư Ngãi hương khói chăm sóc.
Ngày 8 tháng 8 năm 1998, Lễ truy điệu liệt sĩ Hoàng Minh Đạo được tổ chức trọng thể tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hai ngày sau đó Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và Huân Chương Hồ Chí Minh cho liệt sĩ Hoàng Minh Đạo. Thật là một vinh dự hiếm có. Ngày 26 tháng 4 năm 2018, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Anh hùng liệt sĩ Đào Phúc Lộc, người cộng sản trung kiên, mẫu mực, nhà tổ chức, chỉ huy và hoạt động tình báo xuất sắc”, hầu hết tham luận của các đại biểu đều thống nhất, nhận xét trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến giành độc lập dân tộc, đồng chí Hoàng Minh Đạo/Đào Phúc Lộc trải qua nhiều vị trí công tác, luôn gắn bó với các đồng chí là lãnh tụ, cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước từ khi chính quyền còn non trẻ (8/1945), đó là các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Tô Hiệu, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thái và sau này là các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Phan Văn Đáng, Trần Quốc Hương, Cao Đăng Chiếm… tại chiến trường miền Nam chống Mỹ - Ngụy, giải phóng đất nước. Đồng chí được coi là “ông tổ” của ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam, cuộc đời đồng chí Hoàng Minh Đạo đã để lại cho đồng đội rất nhiều ký ức về một cộng sự tình báo dũng cảm, kiên cường, sáng tạo, có tầm chiến lược, mọi người đều mong muốn tên của ông được đặt cho một tên đường tại Thủ đô Hà Nội.
Nhân dịp 76 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 51 năm ngày ông hy sinh, Thành phố Hà Nội quyết định đặt tên đường Hoàng Minh Đạo tại địa bàn phường Bồ Đề, quận Long Biên gần trục đường Nguyễn Sơn - vị tướng mà ông Hoàng Minh Đạo từng dự Lễ phong hàm, cạnh đó là sân bay Gia Lâm - nơi 74 năm về trước chính ông đã phá hủy hai máy bay của Pháp trong ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). Có thể thấy, Lãnh đạo Thành phố đã nghiên cứu rất kĩ địa bàn và lựa chọn địa điểm nơi từng gắn với chiến công oanh liệt của ông trên mảnh đất ngàn năm văn hiến. Đây thực sự là niềm vinh dự cho gia đình Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Hoàng Minh Đạo và là sự tri ân của thế hệ trẻ hôm nay đã luôn biết ơn - Người đã trọn đời cống hiến cho độc lập dân tộc.