Cảnh Báo Lừa Đảo Trên Shopee

Cảnh Báo Lừa Đảo Trên Shopee

Cảnh giác lừa đảo bằng cách tuyển dụng duyệt đơn Shopee. Các chiêu trò lừa đảo lợi dụng lòng tin nhằm chiếm đoạt tài sản xuất hiện ngày càng nhiều với các thủ đoạn phức tạp, tinh vi. Những ví dụ về lời mời chào công việc làm tại nhà với mức lương cao đã trở nên phổ biến. Đó là trò lừa đội mác công việc đánh máy, chốt đơn tại nhà… có thể làm trong thời gian rảnh và được hưởng những mức lương “trên trời”.

Cảnh giác lừa đảo bằng cách tuyển dụng duyệt đơn Shopee. Các chiêu trò lừa đảo lợi dụng lòng tin nhằm chiếm đoạt tài sản xuất hiện ngày càng nhiều với các thủ đoạn phức tạp, tinh vi. Những ví dụ về lời mời chào công việc làm tại nhà với mức lương cao đã trở nên phổ biến. Đó là trò lừa đội mác công việc đánh máy, chốt đơn tại nhà… có thể làm trong thời gian rảnh và được hưởng những mức lương “trên trời”.

Ứng dụng hoặc đường link đáng ngờ

Sau khi đã lấy được lòng tin, nhà tuyển dụng cung cấp link được mạo danh là của Shopee hay các sàn thương mại điện tử uy tín khác.

Ứng viên có thể phải tải app hoặc truy cập đường link để đăng ký tài khoản. Tại bước này, nạn nhân có thể phải điền các thông tin không cần thiết như số điện thoại người thân, số căn cước công dân, sổ hộ khẩu... Thông tin cá nhân được chuyển về tay kẻ xấu, có thể bị đánh cắp và gây rắc rối về sau này.

Như trong bức ảnh trên, đối tượng sử dụng đường link rút gọn của jii.li - một trang web cho phép rút ngắn links, có chứa tên miền Shopee để tạo độ uy tín https://jii.li/ShopeeAffiliate. Nếu tìm hiểu một chút, trang web chính thức của Shopee Affiliate là https://affiliate.shopee.vn/.

Đối với những trang web mà kẻ xấu đưa, bạn không nên truy cập ngay lập tức mà nên tìm hiểu lại website chính thức của công ty là gì. Kẻ xấu thường thêm các ký tự vào tên miền, không những vậy chúng còn sao chép logo, hình ảnh y hệt bản gốc nhằm đánh lừa những “con mồi” nhẹ dạ.

Chiêu trò lừa đảo được chuẩn bị kỹ lưỡng

Sự kỹ lưỡng thể hiện ở việc “nhà tuyển dụng” thao tác đầy chuyên nghiệp, bài bản, sử dụng mẫu câu sẵn có, thậm chí dấu chấm phẩy giống hệt nhau. Các bước hướng dẫn rõ ràng, trơn tru, ứng viên có thể dựa vào để thực hành luôn.

Nhiệm vụ duy nhất của ứng viên là chốt đơn “ảo”, với mục đích tăng độ tương tác từ đó nâng cao uy tín của gian hàng. Theo lời các “nhà tuyển dụng”, đây là giao dịch giả, số tiền sẽ được hoàn lại sau khi nhiệm vụ hoàn tất, cộng tác viên có thể thu được lợi nhuận cao ngất ngưởng từ 10 đến 30% giá trị đơn hàng.

Kẻ lừa đảo sẵn sàng kiên nhẫn diễn giải nhiệt tình từng bước nếu ứng viên chưa hiểu. Chúng cố gắng tạo độ thân thiện và lòng tin, từ đó kéo gần khoảng cách của hai người xa lạ.

Trong quá trình làm việc, “nhà tuyển dụng” không ngừng khích lệ tinh thần, tâm lý ứng viên đồng thời khơi gợi nghĩa vụ và trách nhiệm mà công ty đặt ra. Công ty yêu cầu thái độ chuyên nghiệp, cần phải nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Kẻ lừa đảo không ngừng hối thúc cộng tác viên phải phản ứng ngay, không có thời gian xem xét, suy nghĩ cân nhắc vấn đề tiền bạc.

Hậu quả mà lừa đảo CTV duyệt đơn Shopee để lại

Đầu tiên, doanh nghiệp bị giả mạo đối diện với nguy cơ mất uy tín, bị hiểu lầm là chủ mưu hoặc tiếp tay cho lừa đảo. Hình ảnh thương hiệu bị đánh cắp gây tổn hại danh tiếng nhiều năm xây dựng. Chính Shopee cũng tự mình lên tiếng đính chính công ty không hề tuyển cộng tác viên tại nhà hay bất cứ công việc online có mức lương cao bất thường nào.

Về phía người bị hại, vô số nạn nhân đành bất lực, ngậm ngùi mất trắng. Nhiều người lên tiếng kêu cứu hoặc trình báo cơ quan công an vào cuộc. Tuy nhiên, rất ít trong số họ có thể nhận lại được tài sản sau khi đã trải qua nhiều bước điều tra phức tạp. Nạn nhân ngậm ngùi rơi vào tình cảnh việc không có chỉ thấy bao nhiêu là hậu quả gây rắc rối về sau. Các đối tượng sử dụng thông tin cá nhân của ứng viên vào những mục đích xấu như đem rao bán lan tràn trên mạng, xâm phạm quyền riêng tư, các rủi ro không đáng có…

Nạn nhân mất một khoản tiền lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng đó có thể lấy từ vốn tích cóp nhiều năm, vay bạn bè, người thân, thậm chí là xã hội đen để lại hậu quả khó lường. Một số trường hợp, kẻ lừa đảo yêu cầu làm công việc dưới dạng đa cấp. Nạn nhân nhiệt tình giới thiệu với bạn bè, người thân. Dù xuất phát từ ý tốt nhưng kết cục lại gây mất lòng tin, uy tín bản thân.

Sau cùng, thứ "ích lợi" duy nhất mà kẻ lừa đảo đã để lại cho nạn nhân là một bài học đắt giá về sự cảnh giác đối với những việc làm "việc nhẹ lương cao" lan tràn trên mạng.

Cách phòng tránh lừa đảo tuyển dụng

Để phòng tránh lừa đảo tuyển dụng nói chung và lừa đảo duyệt đơn Shopee nói riêng thì trang bị kiến thức là cực kỳ quan trọng. StudentJob xin liệt kê những cách mà bạn có thể phòng tránh lừa đảo tuyển dụng bằng cách chú ý về những dấu hiệu lừa đảo tuyển dụng như sau:

Lời hứa hẹn về mức thu nhập cao

Mức thu nhập cao khi cộng tác viên hoàn thành nhiệm vụ được hứa hẹn bằng những lời cam kết chắc chắn, chuyên nghiệp. Cụ thể, tổng số tiền thưởng của cả ba lần rút lên đến 800 nghìn chỉ bằng thực hiện ba gói nhiệm vụ bao gồm thanh toán 15 đơn hàng. Một số “nhà tuyển dụng lừa đảo” khác sẵn sàng trả số tiền cao hơn, lên đến hàng triệu đồng.

Trong những đơn hàng được yêu cầu, càng những đơn hàng về sau, giá trị tiền mặt mà nạn nhân phải trả càng lớn. Khi có bất cứ thắc mắc nào, kẻ lừa đảo nhanh chóng bao biện với lời lẽ rằng “Các đơn hàng được sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên, giá trị đơn hàng cao bạn sẽ nhận được nhiều hoa hồng hơn”. Thực tế chỉ ra rằng không hề có sự ngẫu nhiên nào ở đây cả.

Tiền thưởng và tiền chuyên cần đạt được khi bạn hoàn thành xong các nhiệm vụ trong một ngày, tức là ứng viên phải nạp thêm một số tiền nhất định mới có thể nhận mức lương hứa hẹn.

Tuy nhiên, đáng lưu ý là số tiền nạp vào hoàn toàn không thể rút được cho dù đó là số tiền lớn hay nhỏ, và điều này chỉ được nhận ra khi con mồi đã hoàn toàn mắc bẫy. Vào thời kỳ đầu, nạn nhân không hay biết về nguy cơ nạp bao nhiêu mất bấy nhiêu, họ thực hiện nhiệm vụ là thanh toán ngay khi có yêu cầu, bị thao túng đến độ khó mà dừng lại.

Quá trình tìm kiếm con mồi từ kẻ lừa đảo duyệt đơn Shopee

Tìm kiếm việc làm qua các trang mạng xã hội dần trở nên phổ biến, chúng ta không thể phủ nhận các lợi ích mà xu hướng này đem đến. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề lại bắt nguồn từ việc các đối tượng lừa đảo coi mạng xã hội là môi trường để tìm kiếm nạn nhân. Không ít các đối tượng lợi dụng thời đại tìm việc online để quảng bá rầm rộ, thậm chí sẵn sàng chạy quảng cáo để tiếp cận càng nhiều ứng viên càng tốt.

Xác thực thông tin của người tuyển dụng

Đối với các công việc được lan tràn khắp trên mạng, bạn không nên dễ dàng tin tưởng bất cứ ai tự xưng là nhân viên. Đề cao cảnh giác, thận trọng, vì cách tiếp cận nạn nhân của kẻ lừa đảo ngày càng đa dạng, tinh vi.

Bạn có thể chủ động yêu cầu và tìm hiểu thêm về độ uy tín. Đừng ngại trong việc hỏi rõ về email nhận việc, trang web chính thức, môi trường làm việc, địa chỉ công ty. Các công ty thường cung cấp minh bạch, chi tiết yêu cầu ứng viên tuyển dụng. Đặc biệt, công ty lớn và uy tín thường phỏng vấn kỹ càng hoặc ứng viên phải trải qua nhiều vòng loại, cho dù đó là vị trí Cộng tác viên online, thực tập sinh.

Nếu thông tin không phù hợp hoặc câu trả lời có sự mập mờ, không rõ ràng, bạn cần ngừng lại, không nên đưa bất cứ thông tin cá nhân nào cho "nhà tuyển dụng".

Giả mạo Shopee để lừa đảo tuyển dụng

Shopee là kênh thương mại điện tử lớn, chiếm thị phần cao và có sức cạnh tranh cùng độ phủ sóng rộng rãi nhất hiện nay. Lợi dụng uy tín từ công ty, nhiều thành phần mạo danh nhân viên, tự xưng những chức vụ cao như quản lý, leader đang tìm kiếm ứng viên. Họ xuất hiện dày đặc, lan tràn trên khắp các kênh, hội nhóm tìm kiếm việc làm với lời mời gọi tuyển chọn dễ dàng, không yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm.

Trên thực tế, quá trình để trở thành một nhân viên hay một cộng tác viên của Shopee khá phức tạp và công phu. Vị trí cần tuyển có thể chịu sự cạnh tranh từ nhiều ứng viên khác chứ không nhận ồ ạt và gấp gáp “chỉ còn 3 ngày cho vị trí cộng tác viên, ứng tuyển ngay!”.

Nếu không tìm hiểu kỹ càng, ứng viên sẽ dễ bị thao túng và tin vào bất cứ lời bịa đặt từ kẻ lừa đảo.