Y sĩ, bác sĩ là công việc đáng mơ ước với nhiều bạn trẻ, nhưng để định hướng theo ngành Y bạn cần nắm được học ngành Y bao nhiêu năm cũng như tổ hợp môn, điểm đầu vào như thế nào. Đây sẽ là căn cứ giúp học sinh chủ động trau dồi kiến thức và hoạch định mục tiêu nghề nghiệp đúng đắn.
Y sĩ, bác sĩ là công việc đáng mơ ước với nhiều bạn trẻ, nhưng để định hướng theo ngành Y bạn cần nắm được học ngành Y bao nhiêu năm cũng như tổ hợp môn, điểm đầu vào như thế nào. Đây sẽ là căn cứ giúp học sinh chủ động trau dồi kiến thức và hoạch định mục tiêu nghề nghiệp đúng đắn.
Hiện nay tại Việt Nam, ngành xét nghiệm Y học đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng với các ngành nghề khác. Số lượng bệnh viện công, bệnh viện tư nhân, phòng khám hay trung tâm xét nghiệm được xây dựng ngày càng nhiều. Kỹ thuật xét nghiệm đã đang và sẽ được áp dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Chính vì thế, nhu cầu nguồn nhân lực của Ngành Xét nghiệm Y học là rất lớn.
Từ thực tế này, các chuyên gia đều nhận định rằng, việc nhanh chóng mở rộng quy mô đào tạo Ngành Xét nghiệm Y học là rất cần thiết để tăng số lượng. Bên cạnh việc tăng số lượng thì việc nâng cao chất lượng để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm cũng rất quan trọng.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, cần có khoảng 976.000 cán bộ y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Trong đó, số nhân lực cần đào tạo trong năm 2021 là 134.804 nhân viên. Hiện nay cả nước có 82 cơ sở đào tạo nhân lực Ngành Y tế, bao gồm cả hệ đại học và cao đẳng.
Điểm chuẩn Ngành Xét nghiệm Y học ở các trường đại học những năm gần đây đang có xu hướng tăng dần. Trung bình từ 15-17 điểm ở các trường top dưới và 19-24 điểm ở những trường top trên. Với những thí sinh có lực học khá-giỏi thì đây là một việc không quá khó khăn nhưng đối với học sinh có học lực trung bình thì là một thử thách khá khó khăn.
Mặc dù vậy, đại học không phải con đường duy nhất để có thể trở thành một kỹ thuật viên của Ngành Xét nghiệm Y học. Học sinh mong muốn theo đuổi Xét nghiệm Y học có thể theo học hệ cao đẳng. Chất lượng đào tạo Ngành Xét nghiệm Y học ở cao đẳng được đánh giá không thua kém với hệ đại học. Hơn nữa, điểm chuẩn của hệ cao đẳng thấp hơn khá nhiều và việc xét tuyển dựa vào bằng tốt nghiệp THPT sẽ giúp thí sinh dễ dàng hơn.
Sau 3 năm học cao đẳng, sinh viên sẽ được cấp bằng Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học hệ chính quy. Với tấm bằng này trên tay sinh viên có thể tự tin xin việc ở các bệnh viện, Trung tâm Y tế hay các phòng khám đa khoa,…trên phạm vi toàn quốc.
Bài viết trên đã nêu lên khái niệm của ngành xét nghiệm y học cũng như thời gian và những trường đào tạo trên lãnh thổ nước Việt Nam. Hi vọng qua bài viết, phụ huynh và học sinh đang muốn tìm hiểu ngành xét nghiệm y học này sẽ có cái nhìn tổng quát, bổ sung được thêm những hiểu biết về công việc cũng như khả năng phát triển từ đó mong muốn gắn bó với chuyên ngành này.
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, ngành y học cổ truyền đã có lúc tưởng như bị lấn át bởi tây y nhưng vì những hiệu quả không thể phủ nhận mà ngày nay nó càng ngày trở nên phổ biến. Nhất là khi sự kết hợp giữa tây y với y học cổ truyền đã được phủ sóng ở nhiều bệnh viện công. Nắm bắt được xu hướng đó, các bạn trẻ quan tâm ngành này cũng ngày một nhiều hơn. Hãy cùng Trường Trung cấp Y khoa Việt Nam tìm hiểu y học cổ truyền học gì trong chương trình đào tạo, y học cổ truyền học mấy năm và nên học ở đâu nhé!
Trong xét nghiệm y khoa, có 2 nghề liên quan đó là bác sĩ và kỹ thuật viên.
Bác sĩ xét nghiệm là người sẽ trực tiếp đọc kết quả xét nghiệm và đưa ra kết luận. Từ kết luận đó, bác sĩ lâm sàng sẽ đưa ra chẩn đoán và điều trị.
Kỹ thuật viên là người có nhiệm vụ nhận mẫu xét nghiệm, xử lý mẫu và tiến hành chạy máy xét nghiệm. Khi đã có kết quả xét nghiệm sẽ đưa cho bác sĩ xét nghiệm đọc kết quả.
Ở các tuyến y tế trung ương hoặc một vài bệnh viện tỉnh, khoa xét nghiệm y học sẽ có đầy đủ bác sĩ xét nghiệm và kỹ thuật viên. Tuy nhiên ở đa số y tế tuyến tỉnh và huyện, khoa xét nghiệm chỉ có kỹ thuật viên còn bác sĩ lâm sáng sẽ là người đọc kết quả trả về và đưa ra kết luận.
Vì chức năng và nhiệm vụ khác nhau nên thời gian đào tạo cũng có sự khác biệt.
Bác sĩ y học sẽ cần bằng đại học bác sĩ đa khoa sau đó học chuyên khoa 1 ngành xét nghiệm, được đào tạo ở tất cả các trường đại học y dược hoặc khoa y dược ở một vài trường đại học trên phạm vi toàn quốc.
Còn kỹ thuật viên xét nghiệm đào tạo ở một vài trường y dược có thể kể đến như: Đại học y Hà Nội, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Đại học y thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược Cần Thơ.
Hệ Đại học và Cao đẳng có hướng đi đào tạo khác nhau. Đại học tập trung trang bị kiến thức lý luận chuyên sâu mang tính hàn lâm cao trước khi vận dụng thực tiễn. Ngược lại Cao đẳng cho sinh viên sớm thực hành và cọ xát để nâng cao trình độ chuyên môn.
Tuy nhiên, nhìn chung khối lượng kiến thức cả hai hệ đào tạo đều có điểm chung là đào tạo các môn lý luận đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành. Cụ thể gồm Giáo dục chính trị, pháp luật; Quốc phòng – An ninh; Nội – ngoại bệnh lý; Sản phụ khoa; Hồi sức cấp cứu; Nhi khoa; Y học Cổ truyền; Dịch tễ; Răng – Hàm – Mặt; Tai – Mũi – Họng; Thần kinh; Truyền nhiễm;…
Bên cạnh kiến thức, sinh viên ngành Y được trau dồi kỹ năng cơ bản về tiền lâm sàng, sử dụng thiết bị y khoa như máy đo điện tim, máy theo dõi, máy sinh hóa, máy đo huyết áp, máy huyết học,… Phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, khai thác thông tin, giải quyết tình huống, làm việc nhóm và làm việc độc lập.
Sinh viên ngành Y cũng được đào tạo khả năng sử dụng thông thạo máy vi tính và tiếng Anh. Đây là hai điều kiện bắt buộc phải có để bạn làm việc, đọc hiểu tài liệu chuyên môn, giao tiếp, tham gia hội nghị quốc tế hay theo học các chương trình đào tạo nước ngoài.
Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản sinh viên ngành Y đều phải học và thành thạo sau khi ra trường. Ứng với khối lượng kiến thức lớn như vậy nên Y cũng thuộc TOP những ngành có thời gian đào tạo dài nhất hiện nay.
Chương trình đào tạo Đại học Y học cổ truyền kéo dài 6 năm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng Bác sĩ Y học cổ truyền. Thời gian học này tương đương với các chuyên ngành đào tạo bác sĩ Tây y, tuy nhiên, số tín chỉ có sự chênh lệch khoảng 20-30 tín chỉ tùy theo từng trường.
Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do Bác sĩ Y học cổ truyền được đào tạo cả kiến thức Y học phương Tây. Trong 4 năm đầu tiên, sinh viên học chương trình gần như tương đương với bác sĩ đa khoa. Sau đó, họ sẽ dành thêm 2 năm để học chuyên sâu về Y học cổ truyền.
Các hệ đào tạo khác trong ngành Y học cổ truyền có thời gian học từ 1 đến 3 năm, tùy vào đối tượng và bằng cấp. Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thời gian học sẽ là 2 năm. Đối với những người đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học các nhóm ngành Sức khỏe như Điều dưỡng, Dược, Kỹ thuật xét nghiệm,... thời gian học sẽ là 10 tháng.
Những đối tượng tốt nghiệp ở các chuyên ngành khác như Kinh tế, Kỹ thuật, Ngoại ngữ,... sẽ cần 12 tháng để hoàn thành chương trình học.