Đầu tiên, CÔNG TY TNHH TM - DV - DU LỊCH GIÁ TRỊ VIỆT xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!
Đầu tiên, CÔNG TY TNHH TM - DV - DU LỊCH GIÁ TRỊ VIỆT xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!
Thông tin này có thể không còn chính xác
8B/52 Tô Ngọc Vân, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Nhắc đến du học Hàn Quốc, không thể không nhắc đến cái tên VKLinks – Tổ chức tư vấn du học uy tín hàng đầu Việt Nam. Với sứ mệnh “Nâng tầm giá trị”, VKLinks đã đồng hành cùng hàng ngàn du học sinh Việt Nam chinh phục ước mơ du học thành công.
Và giờ đây, hành trình ấy lại được tiếp nối bởi chiến binh mới mang tên VKLinks TP.HCM – chi nhánh mới nhất của VKLinks, hứa hẹn mang đến cho du học sinh Việt Nam những trải nghiệm tuyệt vời hơn bao giờ hết.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du học sinh Việt Nam tại khu vực phía Nam, đặc biệt là TP.HCM, Tổ chức tư vấn du học VKLinks tự hào ra mắt chi nhánh mới – VKLinks TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của VKLinks, khẳng định cam kết đồng hành cùng du học sinh Việt Nam trên con đường chinh phục tri thức và ước mơ tại xứ sở kim chi.
VKLinks TP.HCM tọa lạc tại vị trí đắc địa, sở hữu không gian làm việc hiện đại, khang trang, tạo môi trường chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và tâm huyết. Tại VKLinks TP.HCM, đội ngũ chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về du học Hàn Quốc sẽ tận tâm lắng nghe nguyện vọng của bạn, giúp bạn lựa chọn chương trình học phù hợp, đáp ứng nhu cầu và năng lực bản thân.
Hơn thế nữa, chúng tôi còn mang đến cho bạn hệ sinh thái giáo dục toàn diện, bao gồm:
Với sứ mệnh “Nâng tầm giá trị”, VKLinks TP.HCM không chỉ cung cấp dịch vụ du học chuyên nghiệp, mà còn cam kết đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình du học, từ khi ấp ủ ước mơ đến khi gặt hái thành công. Hãy đến với VKLinks TP.HCM để được tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình du học Hàn Quốc đầy hứa hẹn của bạn!
Lớp Sơ cấp 1:Khóa học dành cho tất cả các học viên độ tuổi từ 10 tuổi trở lên, học sinh, sinh viên, người đi làm…muốn được biết thêm 1 ngoại ngữ mới phục vụ công việc, học tập.
Lớp Sơ cấp 2:Phù hợp với học viên đã học hết sơ cấp 1 giáo trình tiếng Hàn các cuốn.
Lớp trung cấp 1:Khóa học này phù hợp với– Học viên đã có kiến thức Tiếng Hàn sơ cấp.– Học viên đã từng học tiếng Hàn và muốn hoàn thiện các lỗ hổng kiến thức của tiếng Hàn sơ cấp.– Học viên muốn thi lấy chứng chỉ TOPIK II.
Lớp trung cấp 2:Khóa học này phù hợp với: – Học viên đã có kiến thức Tiếng Hàn sơ cấp.– Học viên đã từng học tiếng Hàn và muốn hoàn thiện các lỗ hổng kiến thức của tiếng Hàn sơ cấp.– Học viên muốn thi lấy chứng chỉ TOPIK II.
Lớp TOPIK 3-4Khóa học này phù hợp với: – Học viên đã học đến quyển 3 giáo trình tiếng Hàn các cuốn.– Học viên muốn thi lấy chứng chỉ TOPIK II
Lớp TOPIK 5-6Khóa học này phù hợp với: – Học viên đã học hết quyển 4 giáo trình tiếng Hàn các cuốn.– Học viên muốn thi lấy chứng chỉ TOPIK II
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triên Thương mại Quốc Đat là một trong những công ty nhựa Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm, với bề dày lịch sử phát triển, chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh. Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã thiết lập được một mạng lưới và mối quan hệ vững chắc với các tập đoàn sản xuất, nhà máy, công ty cũng như các đại lý phân phối trong và ngoài nước.
Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Marxist. Karl Marx đã nghiên cứu và đưa ra một số lý luận xung quanh khái niệm này trong các tác phẩm viết về kinh tế chính trị của ông. Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản.
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất. Vì tư liệu sản xuất và sức lao động do nhà tư bản mua, nên trong quá trình sản xuất, người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định – chỉ cần một phần của ngày lao động người công nhân làm thuê đã tạo ra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính mình.
Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.
Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra (lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động). Phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động, được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao động, được gọi là giá trị thặng dư (m).
Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa (m) là giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động, là lao động không được trả công của người lao động làm thuê.
Sản xuất giá trị thặng dư là mục tiêu và động cơ của từng nhà tư bản cũng như toàn bộ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bản chất của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa thể hiện quan hệ bóc lột giữa người sở hữu tư liệu sản xuất và người sở hữu hàng hoá sức lao động, hay nói cách khác giữa nhà tư bản và người làm thuê.
Tư bản bất biến (c) là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm; tức là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất, được gọi là tư bản bất biến.
Tư liệu sản xuất gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng… chuyển giá trị của nó từng phần vào sản phẩm; nhiên liệu, vật liệu khi sử dụng được chuyển ngay toàn bộ giá trị của nó vào sản phẩm.
Tư bản khả biển (v) là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động. Trong quá trình sản xuất bộ phận tư bản này không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên; tức là biến đổi về lượng. Một mặt, giá trị của nó chuyển thành tư liệu sinh hoạt của công nhân và mất đi trong tiêu dùng của công nhân. Mặt khác, trong quá trình lao động, nhờ lao động trừu tượng của mình, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị mua sức lao động.
Khi nghiên cứu phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối, Marx đã trình bày về 3 giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp; cả 3 giai đoạn phát triển này đều làm tăng năng suất lao động, tăng giá trị thặng dư tương đối.
Là hình thức xã hóa lao động, sự hiệp tác của nhiều người lao động cùng làm một việc theo kế hoạch trong cùng một thời gian trên cùng một không gian sản xuất ra cùng một loại hàng hóa; dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản. Hiệp tác giản đơn vừa tăng sức sản xuất cá nhân, vừa tạo ra sức sản xuất tập thể lớn hơn năng lực cá nhân cộng lại. Đây là cuộc cách mạng về tổ chức lao động.
Là thực hiện sự hợp tác lao động có phân công dựa trên kỹ thuật thủ công. Công trường thủ công có nhiều ưu thế hơn hẳn so với hiệp tác giản đơn. Cùng một công việc được chia thành nhiều thao tác độc lập khác nhau, cho nên mỗi người lao động cá biệt đều trở thành lao động bộ phận trong người lao động tổng thể của cái cơ cấu sống là công trường thủ công. Đây là cuộc cách mạng bản thân sức lao động, dẫn tới sự thay đổi trong công cụ lao động.
Cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh diễn ra những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất xã hội. Đại công nghiệp có tác dụng đưa máy móc vào sử dụng rộng rãi trong xã hội. Đây là cuộc cách mạng về công cụ lao động.
Công thức để đo lường giá trị thặng dư: Căn cứ vào việc xác định giá thành của sản phẩm:
Để sản xuất hàng hóa phải có chi phí lao động quá khứ và lao động sống, khi đó giá trị hàng hóa được tạo ra là W = c + v + m.
Nhà tư bản phải mua tư liệu sản xuất (c) và thuê lao động (v), như vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là k = c + v. Khi đó, giá trị hàng hóa sẽ biểu hiện ra dưới hình thái khác là W = k + m.
Sự hình thành phạm trù chi phí sản xuất cùng với việc giá cả sức lao động biểu hiện ra dưới hình thái chuyển hóa là tiền công, là nguyên nhân làm cho giá trị thặng dư biểu hiện ra dưới hình thái chuyển hóa là lợi nhuận (p). Khi xuất hiện phạm trù lợi nhuận thì giá trị hàng hóa sẽ biểu hiện thành W = k + p.
Marx nêu ra định nghĩa lợi nhuận: “Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận”.
Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp do chênh lệch giữa giá bán với giá mua hàng hoá của tư bản thương nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất do nhà tư bản công nghiệp “nhường” cho nhà tư bản thương nghiệp.
Tư bản cho vay (TBCV) là một bộ phận của tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong quá trình tuần hoàn của TBCN được tách ra và vận động độc lập với TBCN. TBCV là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời nào đó.
Số lời đó gọi là lợi tức (Z). Hình thức vận động của TBCV T – T’.
Lợi nhuận ngân hàng = (Z cho vay + thu khác) – (Z đi vay + chi phí nghiệp vụ).
Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do lao động của công nhân làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp buộc phải nộp cho nhà địa chủ (R).
Địa tô chênh lệch là số dư ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên những ruộng đất tốt và trung bình so với ruộng đất kém nhất, là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình. Địa tô chênh lệch I thu được trên cơ sở đất đai có điều kiện tự nhiên thuận lợi (gắn với điều kiện tự nhiên thuận lợi bị độc chiếm. Do vậy, nó thuộc về chủ ruộng đất). Địa tô chênh lệch II do thâm canh mà có.
Địa tô tuyệt đối là địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ dù ruộng đất tốt hay xấu. Đây là loại tô thu trên tất cả mọi thứ ruộng đất. Địa tô tuyệt đối cũng là một loại lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, mà bất cứ nhà tư bản thuê loại ruộng đất nào đều phải nộp cho địa chủ. Tính chất lịch sử của địa tô tuyệt đối gắn liền với quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, với tính chất lạc hậu tương đối của sản xuất nông nghiệp so với sản xuất công nghiệp.
Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời các câu hỏi:
Bảng 24.1. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước giai đoạn 2010- 2021 (Đơn vị: %)
Chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
A. Vùng Đông Nam Bộ có công nghiệp phát triển hàng đầu ở nước ta.
B. Công nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
C. Tỉ trọng công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ giảm là do giá trị sản xuất công nghiệp giảm.
D. Mặc dù tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ vẫn tăng.
(Tapchicongsan.org.vn) Từ khi ra đời cho đến nay, học thuyết giá trị thặng dư bị các thế lực thù địch và những kẻ biện hộ cho sự bóc lột trong chủ nghĩa tư bản tập trung xuyên tạc, bóp méo nhiều nhất. Họ cho rằng, “học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác đã lỗi thời, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã thay đổi bản chất, không còn là chế độ bóc lột nữa”, “học thuyết giá trị thặng dư không còn mang tính cách mạng và khoa học”...
Giá trị lý luận của học thuyết giá trị thặng dư
Để trả lời cho câu hỏi: học thuyết giá trị thặng dư (GTTD) của C. Mác có lỗi thời hay không, trước hết, cần nắm vững bản chất tư tưởng cốt lõi của học thuyết GTTD.
Học thuyết GTTD được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị - lao động mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận, nó đem đến cho lý thuyết giá trị - lao động một cơ sở khoa học thực sự.
Trước C. Mác, ngay cả những nhà kinh tế học lỗi lạc của trường phái tư sản cổ điển, như A-đam Xmít và Đa-vít Ri-các-đô đã không giải thích nổi vì sao các nhà tư bản trao đổi hàng hóa đúng giá trị mà vẫn thu được GTTD. C. Mác đã khắc phục được những nhầm lẫn, hạn chế của trường phái cổ điển và làm cho học thuyết giá trị - lao động đạt tới sự hoàn bị. Sử dụng phương pháp đặc thù trong nghiên cứu kinh tế chính trị là trừu tượng hóa khoa học, C. Mác đã tách GTTD ra khỏi những hình thái đặc thù của nó, xây dựng nên học thuyết GTTD của mình.
Các nhà kinh tế trước C. Mác thấy được lao động tạo ra giá trị, nhưng không tách ra được lao động nào (cụ thể hay trừu tượng) tạo ra giá trị. C. Mác cho thấy, chỉ có lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa cùng với một loạt những kết quả nghiên cứu khác: Về lượng giá trị, cấu thành lượng giá trị; nguồn gốc, bản chất, chức năng tiền tệ; quy luật giá trị và tác động của nó; mâu thuẫn công thức chung của tư bản và đặc biệt là nhờ phát hiện ra giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hóa sức lao động có thuộc tính hết sức đặc biệt là sản sinh ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó và nhờ phân biệt được quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị (quá trình sản xuất GTTD), C. Mác đã vạch rõ bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN), thực chất của quá trình sản xuất GTTD. Qua đó, C. Mác làm rõ GTTD được tạo ra trong sản xuất chứ không phải là trong lĩnh vực lưu thông; lưu thông rất cần cho quá trình sản xuất và thực hiện GTTD.
Tất cả thành quả đó, tạo nên cơ sở khoa học vững chắc giúp C. Mác giải thích được nguồn gốc thực sự và quá trình vận động, biến tướng của GTTD thành lợi nhuận, lợi tức, địa tô trong sản xuất, lưu thông, phân phối; phân tích được bản chất của tư bản bất biến và tư bản khả biến... xây dựng nên học thuyết khoa học về GTTD, về tích lũy, về tái sản xuất và khủng hoảng kinh tế... Với học thuyết GTTD, C. Mác đã giải phẫu toàn bộ hệ thống kinh tế TBCN, bóc trần bản chất và nguồn gốc của cái gọi là hình thức “thu nhập” là lợi nhuận, lợi tức và địa tô.
Học thuyết GTTD cho thấy rõ bản chất và đặc điểm bóc lột của TBCN. Kinh tế hàng hóa TBCN là sự phát triển của kinh tế hàng hóa giản đơn. Nhưng, kinh tế hàng hóa TBCN khác với kinh tế hàng hóa giản đơn không chỉ về lượng (tức là không phải chỉ khác ở số lượng lớn sản phẩm bị thu hút vào chu chuyển hàng hóa và hình thái hàng hóa của sản phẩm trở thành hình thái thống trị) mà còn khác về chất. Trên vũ đài hàng hóa xuất hiện một loại hàng hóa mới là sức lao động, do đó, thị trường hàng hóa (nói chung) được bổ sung bằng một bộ phận đặc biệt là thị trường sức lao động. Tất nhiên, thị trường sức lao động không phải do C. Mác khám phá ra, vì ai cũng biết đến sự tồn tại của lao động làm thuê trong các xã hội trước TBCN. Nhưng điểm nhấn là ở chỗ, chỉ có C. Mác mới nhìn thấy lao động làm thuê (hàng hóa sức lao động và chỉ trên cơ sở sản xuất hàng hóa, lao động bị tách khỏi tư liệu sản xuất (TLSX) mới trở thành lao động làm thuê) là một nhân tố cơ bản làm cho tiền chuyển hóa thành tư bản và kinh tế hàng hóa giản đơn chuyển hóa thành kinh tế hàng hóa TBCN - thời đại mới của quá trình sản xuất xã hội, thời đại của tư bản công nghiệp.
Phương thức sản xuất TBCN được xây dựng trên cơ sở của một hình thức bóc lột đặc biệt, tức là hình thức chiếm đoạt lao động của người khác (lao động thặng dư) dưới hình thái GTTD. Khác với phạm trù “lợi nhuận” vốn được nhà tư bản yêu thích, GTTD biểu hiện một cách chính xác như sau: 1- Là giá trị, tức lao động vật hóa; 2- Là lao động thặng dư vật hóa, là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động và bị nhà tư bản chiếm dụng. Từ đó, đặc điểm bóc lột của CNTB không phải là ở sự tồn tại lao động thặng dư, mặc dù dưới sự thống trị của tư bản, trình độ bóc lột được nâng lên rất cao, mà đặc điểm của nó là lao động thặng dư đã hao phí mang hình thái GTTD, còn tỷ lệ giữa thời gian lao động thặng dư và thời gian lao động tất yếu thì mang hình thái tỷ lệ giữa GTTD và tư bản khả biến. Quan hệ bóc lột bị vật hóa, bị che lấp đằng sau quan hệ giữa vật với vật. Vì thế, sự bóc lột trong chủ nghĩa tư bản (CNTB) là rất tinh vi và không có giới hạn.
Như vậy, điểm mấu chốt của học thuyết GTTD là:
Thứ nhất, chỉ có lao động sống mới tạo ra giá trị của hàng hóa, tạo ra GTTD. Nguồn gốc tạo ra GTTD là sức lao động của công nhân làm thuê, chỉ có lao động sống (sức lao động đang hoạt động) mới tạo ra giá trị, trong đó có GTTD, nguồn gốc của GTTD là sự tiêu dùng sức lao động kéo dài ngoài thời gian tái sản xuất ra giá trị của nó;
Thứ hai, GTTD là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất TBCN, không có sản xuất GTTD thì không có CNTB, GTTD là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản, nội tại của xã hội tư bản (mâu thuẫn giữa lao động và tư bản, giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân), mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu CNTB bằng một xã hội cao hơn.
Thứ ba, chừng nào còn chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX, còn hàng hóa sức lao động, chừng nào mà người lao động còn phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống mình một số thời gian lao động dôi ra để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu TLSX, chừng đó, học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác vẫn còn nguyên giá trị.
Học thuyết GTTD của C. Mác với những nội dung cốt lõi nêu trên, ngay từ khi mới ra đời đã vấp phải sự phủ nhận từ phía những người biện hộ và bảo vệ CNTB.
Còn nguyên giá trị trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
Ngày nay, CNTB đương đại tuy đã có những bước phát triển mới, có sự điều chỉnh ở mức độ nào đó về chế độ sở hữu, quản lý và phân phối, về kiến trúc thượng tầng, nhất là về hệ thống pháp luật và sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản độc quyền,... để tồn tại và thích nghi với bối cảnh mới. Nhưng học thuyết GTTD của C. Mác vẫn còn nguyên giá trị, bởi bản chất bóc lột của CNTB vẫn hiện hữu, không hề thay đổi.
Từ nửa sau thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển với tốc độ nhanh, với trình độ ngày càng cao. Bước tiến phi thường của cuộc cách mạng này dẫn tới việc xây dựng nhiều ngành công nghệ cao, như công nghệ hạt nhân, công nghệ điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và nhiên liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ thông tin,... đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển công nghệ thông tin và sự ra đời của thời đại tin học.
Trong thời đại “hậu công nghiệp” hay “xã hội thông tin” ngày nay, lý lẽ đưa ra để bác bỏ lý luận GTTD có vẻ “thuyết phục” hơn. Ở các nước tư bản phát triển, mức sống của đại đa số công nhân được nâng cao hơn trước rất nhiều, một số công nhân đã có cổ phiếu trong các xí nghiệp, công ty tư bản, xuất hiện tầng lớp trung lưu đông đảo. Vì thế, nảy sinh luận điệu không còn có sự “phân biệt tư bản và lao động”, “không ai bóc lột ai”, CNTB nếu còn bóc lột thì chỉ bóc lột “người máy”. Vì trong các xí nghiệp hiện đại, tự động hóa, quá trình sản xuất ra sản phẩm không cần hoặc cần rất ít lao động sống, nhưng giá trị do các xí nghiệp này tạo ra tăng gấp bội so với các xí nghiệp cổ điển dùng rất nhiều công nhân,...
Những luận điểm “mới mẻ” ấy quả thật cũng có sự hấp dẫn, nhưng chúng không bác bỏ được sự thật. Chủ nghĩa tư bản mặc dù có những bước phát triển mới, biến đổi về lượng và chất cục bộ, nhưng bản chất bóc lột không hề thay đổi.
Ngày nay, CNTB tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của CNTB tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của nó vẫn không hề thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế - xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản. Những khái niệm và luận điểm phản ánh, đề cập những sự kiện, quan hệ kinh tế - xã hội mới nhất bao giờ cũng hấp dẫn người ta. Nhưng chúng không bác bỏ được thực tế là: không phải lao động quá khứ như máy móc, thiết bị kỹ thuật làm ra giá trị mới, mà lao động sống mới làm ra giá trị mới, lao động sống mới tạo ra GTTD trong thời đại kinh tế công nghiệp trước đây đã như vậy, trong kinh tế tri thức hiện đại cũng vậy.
Tuy nhiên, do trình độ đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột GTTD. Chỉ có điều khác biệt ở chỗ, quy luật GTTD ngày càng phát huy tác dụng mạnh mẽ trong điều kiện toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, song, cơ chế tác động của quy luật này phức tạp hơn, hình thức bóc lột GTTD tinh vi hơn nhiều so với trước đây. Trong điều kiện hiện nay, sản xuất GTTD có những đặc điểm mới:
Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi, nên khối lượng GTTD được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống cho một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn. Hơn nữa, nhà tư bản thông qua sử dụng ồ ạt các thiết bị tự động hóa, đem khoa học - kỹ thuật hiện đại ứng dụng với quy mô lớn vào sản xuất, đã nâng cao rất nhiều lần năng suất lao động. Vì thế, họ thuê ít công nhân hoặc không thuê công nhân điều khiển máy móc mà vẫn có thể giành được GTTD nhiều hơn. Sự thực đó cũng không thể phủ định lý luận giá trị lao động và nguyên lý cơ bản của lý luận GTTD, tức là giá trị và GTTD đều do lao động sống của người lao động sáng tạo ra, lao động sống là nguồn gốc duy nhất của giá trị và GTTD. Các yếu tố sản xuất khác (máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ,... kể cả người máy) đều không tạo ra giá trị và GTTD.
Trong nền kinh tế công nghiệp trước đây đã như thế thì ngày nay, trong điều kiện kinh tế tri thức cũng như vậy. Ai cũng biết, khoa học - kỹ thuật và thiết bị tự động hóa, cùng yếu tố sản xuất khác đều là sản phẩm lao động và có giá trị, đều thuộc về TLSX và điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất TBCN. C. Mác chưa bao giờ phủ định “tác dụng quan trọng” của tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Khi trình bày sự hình thành giá trị và làm tăng thêm giá trị, C. Mác khẳng định tiền đề của nó là TLSX (nguyên liệu và tư liệu lao động) không thể thiếu của sản xuất GTTD.
Dù máy móc tự động hóa đã thay thế lao động trực tiếp và một bộ phận lao động trí óc của con người, nhưng không thay thế được địa vị lao động của con người, càng không thể thay đổi địa vị chủ thể của con người trong quá trình sản xuất.
Do đó, bất cứ lao động nào, dù là lao động giản đơn hay lao động trí tuệ mà không được trả công tương xứng với giá trị mà lao động đó sáng tạo ra (sau khi trừ các khoản chi phí cần thiết) trong TBCN đều bị bóc lột GTTD.
Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Hàm lượng chất xám (sự đầu tư trí tuệ của công nhân, trí thức, kỹ thuật lập trình, nhà khoa học phát minh, sáng chế, nhà quản trị và công nghệ hiện đại), nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp, dẫn đến lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra GTTD. Thu nhập chủ yếu của nhà tư bản trong điều kiện kinh tế tri thức cũng không phải công quản lý mà từ phần lao động thặng dư của người lao động làm thuê, chủ yếu là lao động trí tuệ, nhà tư bản chiếm lấy. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động này mà tỷ suất và khối lượng GTTD đã tăng lên rất nhiều.
Sự điều chỉnh của CNTB độc quyền nhà nước và của CNTB độc quyền nhà nước quốc tế đã làm cho sự bóc lột GTTD mang tính hai mặt: vừa tăng cường, vừa hạn chế. Tăng cường vì có môi trường đầu tư thuận lợi: cung cấp TLSX, chỉ dẫn và định hướng quá trình sản xuất GTTD; điều chỉnh dòng chảy GTTD tư bản hóa,... Hạn chế vì sử dụng các luật lệ, chính sách để điều chỉnh khi sự bóc lột của các công ty tư bản “quá ngưỡng” có thể xảy ra nguy cơ xung đột về chính trị và xã hội. Ngày nay, sự điều tiết phân phối GTTD của các nhà tư bản qua thuế, quỹ phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp,... cũng tạo nên một số thu nhập nào đó cho người lao động.
Sự xuất hiện chế độ sở hữu hỗn hợp với sự hiện diện của các công ty cổ phần, trong đó đại bộ phận là sở hữu tư nhân tư bản với một bộ phận nhỏ cổ phần của người lao động đã làm giảm đi một phần nào tính gay gắt của mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất xã hội với chế độ sở hữu tư nhân TBCN về TLSX. Trong lĩnh vực quản lý và phân phối cũng có những điều chỉnh đáng kể. Việc cho người công nhân được mua cổ phiếu, tham dự hội nghị cổ đông, việc giảm thiểu thời gian lao động trong tuần,... dường như là chiếc van điều áp, giảm thiểu mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.
Nhưng đó là cách nhìn phiến diện, không thấy đằng sau, phía trước sự phát triển ấy là gì. Trước hết phải thấy rằng, CNTB đã có nhiều thế kỷ phát triển, bánh xe vận hành của nó đã lăn đi trong máu và nước mắt của nhân dân lao động trên trái đất này. Tê-ry I-gơ-le-tơn - học giả người Anh đã nhận định: “Những nước tư bản hiện đại là kết quả của một lịch sử nô dịch, diệt chủng, bạo lực và bóc lột một cách ghê tởm”(1). Lật lại các trang lịch sử của nó là sẽ thấy những gì mà chế độ tư bản đã đối xử với đồng loại của mình. Vì chế độ thực dân xâm lược mà cuối thế kỷ XIX, hàng chục triệu người Ấn Độ, các nước châu Phi, Trung Quốc, Bra-xin, Triều Tiên, Nga, Việt Nam và nhiều nước khác đã chết do đói, hạn hán, dịch bệnh. Và ngay trong lòng các nước tư bản giàu có hiện nay, ai dám chắc mọi người dân đều có cuộc sống tốt đẹp? Nếu khẳng định được thì tại sao ngay tại nước Mỹ hùng mạnh, phát triển, hiện đại, vẫn còn tồn tại các khu nhà ổ chuột của người da đen và người nhập cư?
Ba là, điểm cần lưu ý, xem xét quan hệ bóc lột của CNTB ngày nay không chỉ bó hẹp trong quan hệ giữa nhà tư bản và người lao động làm thuê ở các nước TBCN, mà phải xem xét cả quan hệ thống trị, bóc lột của các nước phát triển với các nước kém và đang phát triển, thể hiện ở sự phân hóa hai cực: giàu, nghèo của thế giới. Bởi vì, sự bóc lột GTTD của CNTB đã mang “tính quốc tế”.
Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, CNTB độc quyền nhà nước quốc tế, thông qua các hình thức, như xuất khẩu tư bản, di chuyển lao động từ nước này sang nước khác, việc bành trướng của các công ty xuyên quốc gia, tình trạng bất bình đẳng trong các quan hệ thương mại quốc tế, sự xuất hiện cái gọi là chủ nghĩa thực dân kinh tế, sự áp đặt chính sách giữa Đông và Tây, giữa các nước giàu với các nước nghèo,... khiến cho việc sản xuất GTTD mang tính quốc tế, được tư bản hóa, được xuất khẩu để quốc tế hóa tư bản với sự đa dạng của các hình thức sản xuất ra nó.
Bốn là, những sự “điều chỉnh” để thích ứng của CNTB tuy có tác động tới sự phát triển, song đưa lại hệ quả xấu là khoét sâu thêm khoảng cách giữa giàu và nghèo, làm cho các nước nghèo ngày càng nghèo hơn, các nước giàu ngày càng giàu hơn. Tích tụ tư bản và bóc lột công nhân là hai quá trình thực tế không tách rời nhau. Điều đó được xác nhận qua sự thành lập các tập đoàn kinh tế khổng lồ trên cơ sở tăng cường bóc lột bằng những phương thức mới, qua nạn thất nghiệp phổ biến đang trở thành hiện tượng kinh niên. Mặt khác, điều đó cũng xác nhận cho học thuyết của C. Mác khi nói rằng đi kèm sự phát triển của CNTB là hiện tượng tăng tư bản bất biến (dùng để mua TLSX) và giảm tư bản khả biến (dùng để mua lao động). Vì thế “đội quân hậu bị” trở thành yếu tố thuộc về bản chất của CNTB. Sự phân cực trong vấn đề tài sản tự nó là biểu hiện của tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng ở mỗi nước và trên phạm vi thế giới. Cực tích tụ của cải và cực tích tụ đói nghèo là hai mặt của một đồng tiền tư bản ở từng nước và trên phạm vi thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức phi chính phủ Oxfam được công bố trong bối cảnh các lãnh đạo chính trị và kinh tế thế giới tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra tại Đa-vốt, Thụy Sĩ từ ngày 21-1 đến ngày 25-1-2019, 26 tỷ phú giàu nhất thế giới đang nắm lượng tài sản tương đương tổng tài sản của 3,8 tỷ người nghèo nhất thế giới trong năm 2018. Báo cáo trên còn cho biết, ước tính 1% người giàu nhất thế giới đang nắm giữ 42% tài sản của thế giới; trong khi đó, 99% dân số còn lại chỉ nắm giữ 58% tài sản thế giới(2).
Hiện nay, trong phạm vi quốc gia, CNTB hiện đại cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật đa dạng, phổ cập trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện cho quá trình “điều chỉnh” của CNTB tư nhân đối với các quá trình kinh tế. Để điều hòa các mâu thuẫn hiện tại của nó, CNTB tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Động thái này được tiến hành trong sự kết hợp với việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất, giảm bớt chi phí xã hội, mở rộng môi trường cạnh tranh,... Vì thế, việc nhà nước tư sản ở các nước công nghiệp phát triển chiếm hữu và phân phối từ 30% - 60% thu nhập quốc dân và sử dụng một phần từ siêu lợi nhuận thu được để trả công cho người lao động dễ tạo ra trong người lao động một “ảo giác” về tình trạng không bị bóc lột.
Những phân tích trên đây chưa thể nói lên tất cả những mâu thuẫn, xung đột ngày càng gay gắt trong lòng xã hội tư bản hiện nay, nhưng cũng đã phác họa được bức tranh khái quát về những hình thức biểu hiện mới của vấn đề bóc lột của tư bản đối với lao động trên toàn thế giới. Nhưng, dù những hình thức bóc lột có biến tướng, tinh vi đến mức nào chăng nữa thì bản chất bóc lột của tư bản đối với lao động vẫn là bóc lột GTTD - tức là bóc lột lao động sống của người lao động chứ không thể bóc lột lao động “chết” của máy móc được. Do vậy, nói một cách khác, học thuyết GTTD vẫn còn nguyên giá trị, CNTB vẫn giữ nguyên bản chất bóc lột của nó.
Luận điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về chế độ người bóc lột người trong xã hội tư bản vẫn giữ nguyên giá trị khoa học. Mặc dù đã có sự thay đổi và điều chỉnh, song có thể khẳng định: bản chất bóc lột của CNTB không thay đổi; khi nào những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản còn tồn tại thì khi ấy, học thuyết GTTD vẫn sẽ mãi là ánh sáng chỉ đường cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và loài người khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức, bóc lột của CNTB./.
(1) Terry Eagleton: Tại sao Mác đúng?, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012, tr. 40 (2) https://vietnam.oxfam.org/press_release/b% báo-cáo-oxfam-tại-davos-lợi-ích-công-hay-tài-sản-tư.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Ở bậc tiểu học, ai trong chúng ta cũng đều thuộc lòng 5 Điều Bác Hồ dạy, trong đó có điều thứ 3: “Đoàn kết tốt, Kỷ luật tốt”. Lớn lên, khi vào các doanh trại, đơn vị quân đội, ấn tượng đối với chúng ta là câu khẩu hiệu “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Đó là chưa kể, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường nghe ông bà, cha mẹ răn dạy “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước”, hay như “Người trên ở chẳng chính ngôi/Khiến cho người dưới chúng tôi hỗn hào”… Như vậy, kỷ luật có giá trị và ý nghĩa hết sức to lớn trong cuộc sống, bởi “quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Kỷ luật không những có giá trị đối với cộng đồng, với từng tổ chức, đơn vị mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với từng cá nhân. Ý nghĩa của kỷ luật chính là thúc đẩy chúng ta ràng buộc bản thân mình trong chuẩn mực. Cất đi và thay đổi thói tùy tiện của bản thân, thay vào đó là dựa vào sức mạnh và ý chí kiên trì, bền bỉ để tạo ra nguyên tắc làm việc thuộc về mình, tạo dựng nên một trật tự và tiết tấu mang tính quy luật ổn định. Con người thường có tính lười nhác, hễ trì hoãn một việc gì đó thì ta rất dễ bị thói quen dụ dỗ. Hôm nay không muốn đọc sách, thì ngày mai cũng có thể tìm lý do để lười biếng, bởi tâm lý chung của con người là khi muốn thì tìm mọi cách, còn khi không muốn thì tìm mọi cớ. Làm lần đầu mà không kiên trì, thì sẽ dẫn đến sự trốn tránh của lần sau, và đến lần sau nữa thì đã trở thành một lẽ đương nhiên. Khi không hoàn thành công việc một cách hiệu quả trong khoảng thời gian quy định, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, bất an; khi không thực hiện được ước muốn nào đó của bản thân, bạn sẽ thấy bi quan, thất vọng… Cứ như vậy, nếu tần suất diễn ra liên tục trong một thời gian dài, bản thân bạn sẽ xuất hiện những trường năng lượng tiêu cực, dẫn đến stress tâm lý, trầm cảm. Chính vì lẽ đó, kỷ luật cá nhân đối với mỗi người là điều hết sức cần thiết. Nhà Giáo dục người Mỹ Steohen R. Covey đã nói: “Người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và si mê”. Kỷ luật vốn rất khó, bởi sự mê hoặc của lười nhác quá lớn: nằm dài trên sofa xem những bộ phim tình cảm thật thoải mái biết bao; ôm điện thoại lướt mạng và chat với bạn bè mới dễ chịu làm sao…. sống trong sự nhàn nhã lâu ngày, những người lười nhác sẽ không còn hoài bão, không có lý tưởng. Nhiều bạn trẻ vẫn luôn cho rằng tự do chính là được làm những gì mình muốn, nhưng kỳ thực kỷ luật mới chính là điều mang lại tự do đích thực cho mỗi chúng ta. Trong cuốn “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ” Haruki Mukarami đã viết: “Khi kỷ luật đã trở thành một thói quen bản năng, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui của nó”; hay như Nhà Giáo dục người Mỹ Steohen R. Covey đã khẳng định: "Kỷ luật chính là tự do". Có thể nhiều người sẽ không đồng ý với những câu nói trên, nhưng chúng ta hãy bình tĩnh nhìn nhận qua một số câu nói sau của Diễn giả người Mỹ Zig Ziglar: - Khi bạn nghiêm khắc với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ dễ dàng. Khi bạn dễ dàng với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ khó khăn. - Chính nghị lực kéo ta dậy khỏi giường, sự tận tụy thôi thúc ta hành động, và kỷ luật khiến ta bền bỉ đi hết đường. - Khi tôi tự rèn mình phải ăn uống đúng cách, sống có đạo đức, thường xuyên tập thể dục, phát triển về tinh thần và tâm hồn, và không đưa vào người chất gây nghiện hay rượu, tôi đã trao cho bản thân tự do để sống tốt nhất, làm việc tốt nhất, và gặt hái tất cả những phần thưởng đi kèm với đó. Ngủ sớm dậy sớm, chính là quy tắc làm việc và nghỉ ngơi, lúc nên thức dậy thì thức dậy, lúc nên làm việc thì làm việc, hiểu cách thư giãn và nghỉ ngơi. Không nói những lời nản lòng, chính là không ngừng cổ vũ bản thân, không lười nhác bất kì giây phút nào. Không phàn nàn, kêu ca, chính là duy trì một tâm thái tích cực, đem lại những hiệu quả tốt cho tâm lý… Khi kỷ luật trở thành một thói quen, một phương thức của cuộc sống, thì tính cách và trí tuệ của ta cũng sẽ trở nên hoàn thiện hơn. Như vậy, kỷ luật bản thân là hành động dựa vào lý trí thay vì cảm xúc nhất thời của bạn. Nó là việc vượt qua lòng ham thích và nỗi sợ trong hiện tại vì mục đích ý nghĩa hơn cho cuộc sống. Vì thế, tính tự kỷ luật giúp cho chúng ta tiếp tục thực hiện các ý tưởng trong công việc khi sự nhiệt tình, hăng hái ban đầu đã bị xuống dốc. Khi bắt đầu xây dựng tính tự kỷ luật, từng chúng ta sẽ nhận thức thấy mình đang làm những việc vô kỷ luật - ví dụ như việc hay đi họp trễ, bỏ tập thể dục, phá vỡ chế độ ăn kiêng, thức quá khuya, ăn nhậu bê tha hoặc việc nghiện trò chơi điện tử… Phát triển tính tự kỷ luật cần có thời gian, tuy nhiên chìa khóa ở đây là việc phải nhận thức được hành vi thiếu kỷ luật của mình để từ đó có quyết định và hành động đúng với mục tiêu và giá trị của bản thân; đồng thời phải can đảm và quyết liệt để đổi lấy những gì tốt đẹp hơn. Không hề sai khi nói tự kỷ luật là một việc cực kỳ khó khăn do cảm xúc, sự thèm muốn và si mê là một lực cản rất lớn. Chính vì thế sự tự kỷ luật phụ thuộc rất nhiều vào lòng quyết tâm và sự can đảm. Quá trình xây dựng tính tự kỷ luật phải luôn khắc ghi câu nói “Cái giá của sự kỷ luật ít hơn nhiều so với sự hối tiếc” bởi mỗi chúng ta có thể mất một vài năm của hiện tại để đổi lấy 20, 30 năm hay thậm chí là toàn bộ năm tháng còn lại của cuộc đời mỉm cười trong mãn nguyện. Hoặc ngược lại, cứ thả mình trôi vô định và không thuộc về bất cứ khuôn khổ nào cho đến một ngày nhìn lại, thấy cuộc đời mình thật nhạt nhẽo, vô vị, lãng phí một cách vô nghĩa. Thực tế đã chứng minh, chưa có bất kì tấm gương thành công nào lại không tự kỷ luật và nghiêm khắc với bản thân. Kỷ luật vốn là ván cờ mà mỗi chúng ta tự đấu với chính mình, thắng – thì là người hưởng, thua - thì mình là người chịu. Càng dễ dàng dung túng cho những thói quen trì hoãn, cuộc sống của chúng ta sẽ đi càng nhanh tới sự mất kiểm soát. Vì thế, hãy kiên trì, đặt ra yêu cầu cao với bản thân, từ chối sự mê hoặc của thói tùy tiện. Sự nỗ lực sẽ luôn được đền đáp xứng đáng nếu chúng ta biết cách đầu tư thời gian và công sức. “Gạo mang vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông Sống ở trên đời, Người cũng vậy Gian nan, rèn luyện mới thành công” (Hồ Chí Minh) Những người sống có kỷ luật thì luôn là những người tự do. Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định của cơ quan, của tổ chức thì chúng ta mới có sự tự do thực sự, mới làm chủ các luật lệ, quy định, còn ngược lại thì chúng ta sẽ lệ thuộc, thậm chí là bị “cầm tù” bởi các quy định, mục tiêu do chính chúng ta đề ra. Và khi đã có được sự tự do thực sự đó, thì mỗi lần đối diện với khó khăn, trắc trở, thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng, chúng ta mới có đủ niềm tin, nghị lực và sự minh mẫn giúp suy nghĩ tích cực, sáng tạo và giải quyết căn cơ vấn đề, để chủ động, lạc quan hơn trong cuộc sống. Còn lúc này, khi đối mặt với những khó khăn, những điều không như ý trong cuộc sống, những người vô kỷ luật sẽ thiếu đi sự tự do do tính bừa bãi, tùy tiện vốn có, và sự bị động, lúng túng cũng như sự hẫng hụt, thiếu vắng niềm tin, động lực phấn đấu. Có một câu nói: “Tự kỷ luật là công cụ quan trọng nhất để giải quyết những vấn đề, cũng là con đường thiết yếu nhất để loại bỏ đi những đau khổ của con người”. Khi chúng ta tự kỷ luật với chính bản thân mình, đạt được mục tiêu bấy lâu nay mà mình đặt ra, chúng ta mới nhận ra rằng thế giới dường như thân thiện với mình hơn. Những người sống có kỷ luật, chính là người có thể chủ động kiểm soát cuộc sống của chính mình. Vì vậy, hãy nghiêm khắc với hiện tại một chút, để kỷ luật trở thành một thói quen, rồi chúng ta của tương lai sẽ cảm ơn chúng ta của hiện tại.
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um
Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.
Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.
Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giá trị là khái niệm có thể đề cập đến:
Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan
Địa chỉ: Số 37 ngõ 113 phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024 224 11115 – 096 365 1111
Giấy phép kinh doanh số 0107907471 - Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 06/07/2017
Giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc tế số 01-1907/2022/TCDL-GP LHQT
Địa chỉ: Số 37 ngõ 113 phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 024 224 11115 – 096 365 1111