Ngày Quốc Tế Lao Động Thế Giới

Ngày Quốc Tế Lao Động Thế Giới

Lao động Trung Quốc và kinh tế thế giới

Lao động Trung Quốc và kinh tế thế giới

Kỷ niệm 133 năm Ngày Quốc tế Lao động

Hôm nay, ngày 1/5 là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động. Từ thập niên 30 của thế kỷ XX, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam qua những tác phẩm của mình, giúp công nhân lao động Việt Nam hiểu rõ phong trào cộng sản, công nhân, công đoàn thế giới, nhất là về Cách mạng Tháng mười Nga và ngày Quốc tế Lao động 1/5, biểu hiện sự đoàn kết với vô sản, cần lao quốc tế.

Đã xem: 7266

Thứ sáu, 17/11/2023 18:25 (GMT+7)

(ĐCSVN) - Ngày 17/11/2023, công đoàn cơ sở xã Nghĩa Hội (Nghĩa Đàn,Nghệ An) tổ chức toạ đàm ngày Quốc tế đàn ông 19/11 cho 21 nam giới trong công đoàn Ủy ban nhân dân xã.

Ngày Quốc tế đàn ông được thành lập cách đây 24 năm (1999-2023) nhưng đây là lần đầu tiên công đoàn cơ sở xã Nghĩa Hội tổ chức với mục đích thể hiện bình đẳng giới, là cơ hội đàn ông thể hiện sự khác biệt với nữ giới; tôn vinh, ghi nhận những đóng góp, vai trò, thành tựu của nam giới đối với cộng đồng, gia đình, cơ quan và xã hội. Dù là nam hay nữ cũng cần có ngày để vinh danh, để động viên, công nhận những đóng góp to lớn của mỗi phái cho xã hội.

Buổi toạ đàm đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo phái nam khi lần đầu tiên được tổ chức ngày Quốc tế đàn ông.

Tại tọa đàm, nhiều chia sẻ, tâm sự được nêu lên, nhiều ý kiến cho rằng, do quan niệm đàn ông phải mạnh mẽ, cứng rắn, là trụ cột của gia đình và xã hội, do đó, phái mạnh luôn chịu nhiều áp lực nhưng không thể nói ra; những người đàn ông luôn mong muốn nhận được sự sẻ chia, đồng cảm và giúp đỡ của phái nữ nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thông qua đây, các chị em cũng có những thấu cảm, cái nhìn tích cực hơn đối với những điểm "bất bình đẳng" của phái nam, động viên và sẻ chia những khó khăn mà các anh gặp phải, đồng thời chúc một nửa thế giới luôn thành công và hạnh phúc.

(TG) - Trong một buổi Hội thảo Ngôn ngữ học, rất nhiều bạn sinh viên tham dự có hỏi: “Chúng em đọc báo Hà Nội Mới, thấy có trang ghi là Thời sự thế giới. Nhưng chúng em thường nghe người ta nói (và viết) là Thời sự quốc tế. Chúng em muốn biết là hai từ “thế giới” và “quốc tế” có giống nhau không?”

Các báo của ta đưa tin tức (tin, nói khái quát), thời sự (những sự việc được coi là quan trọng, đáng quan tâm trong một lĩnh vực nào đó) bao giờ cũng phân ra thành 2 mảng: trong nước (Việt Nam) và ngoài nước. Nếu là ngoài nước, báo chí ta thường đặt tít khác nhau: Thời sự Quốc tế (Nhân Dân, Quân đội Nhân dân), Việt Nam & Thế giới (Lao Động), Thế giới hôm nay (Tuổi trẻ), Quốc tế/Thời sự quốc tế (Thanh niên, Sài Gòn Giải phóng), Thời sự thế giới (Hà Nội Mới)... Đúng là tổ hợp “thời sự thế giới” ta ít thấy và có thể có người cho là dùng không đúng.

Quốc tế và Thế giới là hai từ Hán Việt, Quốc tế (quốc: nước, tế: tiếp xúc, giao thiệp, được dùng với tư cách là danh từ và tính từ), có nghĩa là “các nước trên thế giới” hoặc là “thuộc về quan hệ các nước trên thế giới”. Còn thế giới (thế: đời, giới: cõi bờ, nghĩa đen: những gì tồn tại trên cõi đời, trong vũ trụ) có khá nhiều nét nghĩa, nhưng nét nghĩa của từ thế giới mà ta đang nói là “Trái đất, về mặt là nơi toàn thể loài người đang sinh sống”. Như vậy, trong một chừng mực nào đó, thế giới gần nghĩa với thế gian (cõi đời). Trong cách sử dụng trong việc phân chia tin tức như báo chí ta vừa nói hiện nay, vô hình trung quốc tế và thế giới được dùng để chỉ “phần còn lại của nhân loại, trừ Việt Nam (sau tin trong nước - Việt Nam, là tin thế giới/ tin quốc tế)” (mặc dù Việt Nam nằm trong thế giới, là một phần của thế giới). Tuy nhiên, thế giới có nội hàm rộng hơn (thế giới vật chất, thế giới tinh thần, thế giới tư bản, thế giới nội tâm...) còn quốc tế lại hàm chỉ các quốc gia trong quan hệ với nhau.

Vì vậy, nếu ta dùng một cách chung chung, thì hai từ này có thể hoán vị: tin thế giới/ tin quốc tế, trang thế giới/ trang quốc tế, thể thao thế giới/ thể thao quốc tế... Nhưng trong nhiều kết hợp thì việc thay đổi như vậy lại không được. Chẳng hạn nói Giải vô địch bóng đá thế giới (giải bóng đá dành cho tất cả các quốc gia trên trái đất tranh tài theo một thể thức nhất định, 4 năm 1 lần), Kỷ lục thế giới (kỷ lục được xác nhận cho tất cả những ai đang sống trên trái đất). Đó là những vấn đề bao quát toàn nhân loại, không trừ một ai. Còn khi nói: Giải bóng đá quốc tế thì chỉ là “nhiều nước trên thế giới tham gia chứ không hẳn là tất cả các nước” (như Việt Nam từng tham gia các giải bóng đá quốc tế thì giải đó có khi chỉ trong phạm vi khu vực châu Á hoặc một số nước bất kì hưởng ứng theo đề xuất của một quốc gia, một tổ chức nào đó), Giải cầu lông quốc tế (giải của một tổ chức do nhiều nước tham gia, có thể nhiều quốc gia khác châu lục, có thể chỉ là một nhóm nước), v.v..

Có những trường hợp, sự phân biệt giữa thế giới và quốc tế không quá rạch ròi, chẳng hạn, báo chí thế giới = báo chí quốc tế, các nhà khoa học quốc tế = các nhà khoa học thế giới, nhìn ra thế giới = nhìn ra quốc tế... Nhưng nhiều trường hợp thì cách dùng này còn do thói quen; chẳng hạn: dùng Câu chuyện quốc tế chứ không dùng Câu chuyện thế giới, dùng nổi tiếng thế giới chứ không dùng nổi tiếng quốc tế, quốc tế ngữ chứ không nói thế giới ngữ, du lịch thế giới chứ không dùng du lịch quốc tế...

Như vậy, việc báo Hà Nội Mới dùng tổ hợp Thời sự thế giới không thể coi là sai về ngữ nghĩa. Chỉ có điều là trong báo chí tiếng Việt ta ít dùng tổ hợp này (mà đa số dùng Thời sự Quốc tế) nên các bạn nghe có vẻ lạ tai mà thôi./.