Đại diện Công ty TNHH MTV Phần mềm Tiếp thị Thể thao (quận 12, TP HCM) phản ánh: "Việc đóng BHXH cho lao động người nước ngoài đã thực hiện từ tháng 12-2018 nhưng hiện người lao động chưa thể tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trên địa chỉ website: http://c12.bhxhtphcm.gov.vn như hướng dẫn do cơ quan BHXH chưa cập nhật mã IC mới cho họ?".
Đại diện Công ty TNHH MTV Phần mềm Tiếp thị Thể thao (quận 12, TP HCM) phản ánh: "Việc đóng BHXH cho lao động người nước ngoài đã thực hiện từ tháng 12-2018 nhưng hiện người lao động chưa thể tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trên địa chỉ website: http://c12.bhxhtphcm.gov.vn như hướng dẫn do cơ quan BHXH chưa cập nhật mã IC mới cho họ?".
Một số xét nghiệm sẽ được lên lịch để xét nghiệm tiền sản định kỳ, bao gồm NIPT cho các tình trạng nhiễm sắc thể và xét nghiệm glucose cho bệnh tiểu đường thai kỳ (thường gặp ở các bà mẹ lớn tuổi).
Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, Trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với phụ nữ lớn tuổi mang thai cần theo dõi chặt chẽ về nguy cơ huyết áp cao và tiền sản giật. Bên cạnh đó, siêu âm định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng của em bé, sinh non, trẻ nhẹ cân, và một số biến chứng thai kỳ khác phổ biến hơn ở các bà mẹ tương lai lớn tuổi.
Tỷ lệ mắc hội chứng Down và các tình trạng nhiễm sắc thể khác ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ lớn tuổi thường cao, do đó sinh thiết gai nhau (CVS) trong khoảng từ 10 đến 13 tuần mang thai, hoặc thực hiện chọc ối giữa tuần 15 đến 20 của thai kỳ là các biện pháp được chỉ định để kiểm tra các bất thường thai nếu có.
Nếu lựa chọn thụ thai với trứng của người hiến tặng hoặc trứng chính chủ đã được đông lạnh, nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể thai nhi sẽ căn cứ trên dữ liệu tuổi của người hiến trứng hoặc tuổi của chính thai phụ.
Phụ nữ sau tuổi 45 hoàn toàn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường nếu có chế độ chăm sóc tiền sản suốt thai kỳ. Bên cạnh lịch khám thai định kỳ và các xét nghiệm cần thiết, việc ăn uống tốt và lối sống lành mạnh giúp thai kỳ diễn ra bình thường, ổn định và hạn chế những nguy cơ.
PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng cho biết, cách tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh sau tuổi 45 là:
Phụ nữ lớn tuổi khi có ý định sinh con cần biết trước những nguy cơ để chuẩn bị tâm lý, sức khỏe vượt qua bởi chắc chắn rằng quá trình mang thai, sinh nở sẽ vất vả hơn bình thường.
Gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo mang thai nào sau đây:
Chính vì những biến chứng thai kỳ dễ xảy ra hơn, phụ nữ trên 45 tuổi sinh con cần được bác sĩ sản khoa theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi, cũng như sức khỏe mẹ bầu.
Khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Sản phụ khoa của Việt Nam, đặc biệt, khoa thường xuyên có sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài trong đào tạo, thăm khám và điều trị.
Khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) cũng đầu tư trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh hiện đại, được nhập khẩu đồng bộ từ các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp… Đặc biệt là các thiết bị: phòng sơ sinh, lồng ấp, xe nôi, giường đỡ đẻ và máy siêu âm màu 4D hiện đại nhất.
100% sản phụ và người nhà được tư vấn về dinh dưỡng thai kỳ, dinh dưỡng sau sinh, dinh dưỡng cho bé, tập huấn các biện pháp cấp cứu cơ bản cho mẹ và bé… cho mẹ và bé một thai kỳ an toàn và trọn vẹn nhất.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Các triệu chứng bạn sẽ có nếu bạn mang thai ở tuổi 45 sẽ giống như các dấu hiệu mang thai thông thường, bao gồm:
Ở phụ nữ càng lớn tuổi, các biểu hiệu đau nhức càng rõ ràng hơn. Tất nhiên, điều này không phải tuyệt đối, một số người sẽ trải qua thai kỳ khỏe mạnh như một thai phụ ở độ tuổi 20 và không gặp phải bất kỳ triệu chứng mang thai nào tồi tệ nào.
Như phân tích ở trên, sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa kế.
Do đó, khi sổ tiết kiệm chỉ đứng tên vợ đồng nghĩa sẽ có các trường hợp sau đây:
Sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản riêng của vợ hoặc của chồng là tài sản có trước khi kết hôn, có được do thừa kế riêng, tặng cho riêng, do phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân... Tài sản riêng của người nào sẽ thuộc quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt của riêng người đó.
Do đó, khi số tiền gửi tiết kiệm là tài sản riêng của vợ, sổ tiết kiệm đứng tên vợ thì người chồng không có quyền được rút tiền trong sổ tiết kiệm của người vợ. Đồng nghĩa, nếu chồng muốn rút tiền trong sổ tiết kiệm mang tên vợ, là tài sản riêng của vợ thì chỉ được thực hiện trong hai trường hợp:
- Vợ uỷ quyền cho chồng đến ngân hàng để thực hiện thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm. Trường hợp này, khi người chồng rút tiền cần phải mang theo các loại giấy tờ nêu tại Điều 18 Thông tư 48/2018 gồm:
+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người đứng tên trên sổ tiết kiệm (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu...) và của người được uỷ quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm.
- Chi trả theo thừa kế. Ngoài trường hợp uỷ quyền đại diện thì chỉ có trường hợp người chồng được rút tiền từ sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ, mang tên mình vợ khi người vợ đã chết và các đồng thừa kế đã lập Văn bản thoả thuận/khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm tại tổ chức hành nghề công chứng (Phòng/Văn phòng công chứng).
Trong trường hợp này, người chồng cầm theo sổ tiết kiệm, giấy tờ nhân thân của các đồng thừa kế, Văn bản thoả thuận/khai nhận di sản thừa kế, giấy chứng tử của người vợ, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người vợ (đã chết) với người chồng và các đồng thừa kế khác đến ngân hàng để thực hiện thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm.
Xem thêm: Làm sao để rút tiền trong sổ tiết kiệm của người đã mất?
2. Đây là tài sản chung của vợ chồng và người vợ thay mặt (uỷ quyền hoặc không có uỷ quyền) đứng tên trên sổ tiết kiệm.
Khi sổ tiết kiệm được lập dựa trên số tiền tiết kiệm của cả hai vợ chồng thì hai vợ chồng có thể thoả thuận sổ tiết kiệm đứng tên một người hoặc đứng tên cả hai vợ chồng. Trong trường hợp có thoả thuận chỉ đứng tên vợ thì khi muốn rút tiền trong sổ tiết kiệm này, người chồng cần phải chứng minh được đây là tài sản chung.
Theo đó, căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung vợ chồng là tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, sản xuất, kinh doanh, do vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung hoặc tài sản vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Đặc biệt, nếu là tài sản chung thì cả vợ và chồng đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng, sở hữu tài sản này. Bởi vậy, khi sổ tiết kiệm chỉ đứng tên vợ nhưng nếu xác định được đây là tài sản chung, người chồng muốn rút tiền thì cần phải có căn cứ như văn bản thoả thuận sổ tiết kiệm là tài sản chung nhưng chỉ đứng tên vợ.
Khi đi rút tiền có thể cả hai vợ chồng cùng phải đi hoặc người vợ có thể uỷ quyền cho người chồng thực hiện thủ tục rút tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
Trên đây là giải đáp về việc chồng có được rút tiền từ sổ tiết kiệm đứng tên vợ không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Ngày 7-12, nguồn tin phóng viên Báo Người Lao Động cho biết UBND huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai đã xử lý đối với các sai phạm tại Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông. Trong đó, đáng chú ý là việc giáo viên không đứng lớp mà thuê người khác dạy thay vẫn được nhà trường chi trả lương và các khoản phụ cấp.
Trước đó, Chủ tịch UBND huyện Chư Pah đã thành lập đoàn kiểm tra các thông tin phản ánh Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông có nhiều sai phạm.
Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra, ông Rơ Châm Thom – giáo viên tại trường – trình bày từ tháng 9-2022 đến tháng 12-2023, ông không đi dạy mà nhờ 2 người có trình độ sư phạm dạy thay các lớp mình phụ trách. Trong đó, năm học 2022-2023, ông nhờ bà Bùi Thị Hường dạy thay lớp 5B, năm học 2023-2024 nhờ bà Trần Thị Tâm dạy thay lớp 1B.
Ông Rơ Châm Thom, giáo viên Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông, thuê người thay mình đứng lớp nhưng vẫn được chi trả đầy đủ các chế độ
Hằng tháng, ông Thom nhờ ông Trần Văn Tĩnh, hiệu trưởng nhà trường, trả tiền cho 2 người trên từ 6,5 – 6,8 triệu đồng. Ông Thom cũng đưa thẻ ATM, mật khẩu của mình cho ông Tĩnh.
Ông Thom còn đề nghị kiểm tra việc trả tiền của ông Tĩnh cho 2 cô giáo, vì số tiền thực tế hiệu trưởng trả cho 2 cô bao nhiêu thì ông không biết.
Tuy nhiên, trong các buổi làm việc ngày 22-1, 22-5 và 29-5, ông Thom lại nói bản thân hay đau ốm nên nhờ ông Tĩnh giới thiệu giáo viên dạy thay. Ông đã gặp trực tiếp bà Hường, bà Tâm để thỏa thuận việc dạy thay. Tháng 9-2022, ông Thom đưa 6,5 triệu đồng, nhờ ông Tĩnh trả tiền cho cô Tâm. Cô đã nhận 6 triệu đồng, ông Tĩnh trả lại ông Thom 500.000 đồng.
Từ tháng 10-2022 đến tháng 5-2023, ông Thom trực tiếp trả tiền cho cô Tâm với số tiền 6 triệu đồng/tháng. Riêng tháng 12-2023, ông đưa thẻ, mật khẩu và nhờ cô Hường rút hết tiền. Ông Thom đã trả 24 triệu đồng tiền công dạy 3 tháng cho cô Hường, số tiền còn lại ông giữ.
Theo ông Thom, trong thời gian xin nghỉ dạy, ông đã trao đổi với hiệu trưởng, hiệu phó nhà trường và thông qua cuộc họp của hội đồng trường. Nguyện vọng của ông là được nghỉ việc hưởng chế độ.
Đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Thom cung cấp thông tin, tài liệu liên quan việc khám chữa bệnh từ tháng 9-2022 đến tháng 12-2023 nhưng ông không cung cấp được vì “đi chữa bệnh tại nhà thầy mo”, không có hồ sơ!
Trong khi đó, cô Trần Thị Tâm và cô Bùi Thị Hương cho hay ông Thom đã liên hệ, đề nghị họ dạy thay. Sau đó, họ đã liên hệ hiệu trưởng nhà trường và được đồng ý. Trong quá trình họ dạy học, ông Thom có mặt tại lớp, chỉ nghỉ vào những ngày bị ốm (?).
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Trần Văn Tình trình bày được các giáo viên báo cáo việc dạy học của ông Thom không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, ông Thom là người đồng bào dân tộc thiểu số, từng đi đầu trong công tác xóa mù chữ. Do đó, nhà trường muốn kéo dài thời gian công tác để ông Thom được hưởng chế độ nghỉ một lần. Hiệu trưởng cùng tập thể giáo viên đã đồng ý để ông Thom thuê người dạy thay, ông vào lớp hỗ trợ.
Theo kế toán Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông, ông Thom không có đơn xin nghỉ dạy, cũng không có văn bản nào thể hiện việc ông nghỉ việc. Vì vậy, kế toán vẫn tham mưu thủ trưởng đơn vị chi trả chế độ cho ông Thom.
Đoàn kiểm tra của huyện Chư Pah kết luận ban giám hiệu, giáo viên Trường Tiểu học – Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông đồng thuận cho ông Rơ Châm Thom thuê người dạy thay từ tháng 9-2022 đến tháng 12-2023 nhưng vẫn được nhà trường chi trả các chế độ là sai quy định.
Sự tiến bộ của y học ngày nay cho phép phụ nữ ở tuổi 45, 50 vẫn có thể thực hiện được ước mơ sinh con. Trong số đó, thậm chí có trường hợp đã bước vào thời kỳ mãn kinh.
Độ tuổi sinh sản của phụ nữ tính từ tuổi 15 đến 44. Ngoại trừ một vài trường hợp hiếm gặp, hầu hết phụ nữ tuổi 45, 50 trở lên không thể có thai một cách tự nhiên.
Theo các nhà khoa học, thời gian sinh sản đẹp nhất của một người phụ nữ độ là ở tuổi 20. Khi ở độ tuổi 30, khả năng mang thai bắt đầu suy giảm, đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên, khả năng sinh sản có xu hướng suy giảm nhanh, số lượng trứng bắt đầu giảm mạnh.
Sau độ tuổi 45, cơ quan sinh sản và sức khỏe toàn diện của người phụ nữ không còn sẵn sàng cho việc thụ thai, mang thai và sinh nở. Lúc này, tình trạng chức năng buồng trứng suy giảm ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh; số lượng trứng có khả năng thụ thai rất thấp.
Hơn nữa, nhiều khả năng trứng có bất thường nhiễm sắc thể, gây khó khăn cho việc thụ thai khỏe mạnh, khả năng sảy thai sẽ dễ xảy ra hơn. Phụ nữ lớn tuổi cũng có nhiều khả năng gặp các vấn đề phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Những rào cản này khiến chị em dù có thể thụ thai thì nguy cơ cao bé sinh ra chậm phát triển trí tuệ và vận động (do mẹ càng lớn tuổi, các nhiễm sắc thể trong trứng dễ bị dính vào nhau, gây các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards…).
May mắn là ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học nên phụ nữ 45, 50 tuổi vẫn có thể sinh con được bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm – xin trứng. Như vậy, phụ nữ trên 45 tuổi, thậm chí đã mãn kinh vẫn có thể mang thai, sinh con khỏe mạnh với phôi được tạo thành từ trứng của một người phụ nữ trẻ tuổi (20 – 35 tuổi) khác.
Trên thế giới, phương pháp hỗ trợ sinh sản này đã được thực hiện lần đầu vào năm 1984. Còn ở Việt Nam, ca thụ tinh trong ống nghiệm – xin trứng đầu tiên được thực hiện thành công vào năm 1999. Từ đó đến nay, phương pháp này trở thành “phép nhiệm màu” cho phụ nữ trên 45 tuổi mong mỏi sinh con, và cả những trường hợp người vợ bị suy buồng trứng sớm, vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân hay thụ tinh trong ống nghiệm nhiều lần thất bại.