Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Bạn hãy thật kỹ trước khi mua đệm hanvcio, cẩn thận với những sản phẩm kém chất lượng làm nhái sản phẩm. Vì để làm ra được một tấm đệm bông ép kháng khuẩn chất lượng cao, đáp ứng đủ mọi nhu cầu của người dùng đòi hỏi rất nhiều chi phí vật liệu và nhân công. Cũng chính vì vậy có 1 số đơn vị vì lòng tham, lợi nhuận đã bán những chiếc đệm kém chất lượng không chính hãng cho khách hàng
Vậy nên sẽ không có đệm bông ép hanvico nào chất lượng cao mà giá lại rẻ được. Sau đây là một số kinh nghiệm giúp bạn chọn được tấm đệm bông hanvico tốt
Lớp bông kháng khuẩn dày giúp tạo cảm giác êm ái, hút ẩm, thấm mồ hôi, bảo vệ bề mặt đệm rất tốt.
Bề mặt đệm có mút chần kết hợp với vỏ gấm kháng cháy giúp cho người nằm cảm giác êm ái và tạo sự ấm áp vào mùa đông giá lạnh
Với tấm đệm gấp 2 mảnh có độ dầy từ 19cm trở lên thì khá nặng và cồng kềnh khó di chuyển
Một số đệm bông ép Hanvico có màu trắng nên việc bảo quản bề mặt đệm khi hà có trẻ nhỏ là cần thiết, vì vậy mỗi chiếc đệm như vậy quý khách cần mua tấm bảo vệ đệm để bảo quản đệm luôn được sạch sẽ
Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, khách hàng cần đến các đại lý, showroom chính hãng của Hanvico để được hưởng các chính sách của công ty. Kho đệm tự hào là Nhà phân phối chăn ga gối đệm Hanvico chính hãng được công ty Hanvico ủy quyền trực tiếp.
Hiện tại chúng tôi cung cấp Chăn – Ga – Gối – Đệm Hanvico chính hãng tại các địa chỉ:
Cũng giống với những loại đệm khác, khi chọn mua đệm hanvico bạn phải chú ý kích thước của đệm. Chọn kích thước đệm sao cho phù hợp với diện tích phòng và số lượng người nằm, hoặc chọn theo kích thước lòng giường đã được thiết kế sẵn.
Tùy vào độ tuổi của người dùng mà chọn đệm có độ cứng phù hợp. Với những người lớn tuổi hoặc những người hay mắc các bệnh như: Đau lưng, đau khớp thì nên chọn những tấm đệm có độ cứng cao hơn và độ nảy vừa phải vơi tiêu chí này thì tất cả đệm bông ép Hanvico đều đáp ứng đủ
Ngược lại, những người trẻ tuổi sẽ yêu thích sự mềm mại và êm ái nên sẽ chọn các sản phẩm có ít cứng hơn, độ nảy và đàn hồi cao hơn như đệm lò xo Hanvico hoặc đệm cao su Hanvcio
Một điều bạn cần phải chú ý là chiếc đệm góp 1 phần không hề nhỏ trong việc đem lại không gian ấm cúng của phòng ngủ. Tạo nên không khí ấm áp và lãng mạn, tùy vào bạn chọn lựa màu sắc của đệm và bộ chăn ga gối.
Thiết kế đệm sang trọng, độ cao phù hợp với giường Thiết kế đệm sang trọng, độ cao phù hợp với giường
Theo phong thủy thì việc chọn màu sắc tương sinh sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ, tạo được giấc ngủ sâu và khỏe mạnh khi thức dậy.
Cũng có rất nhiều mẫu mã đệm bắt mắt: Từ đệm giường vuông, đệm tròn, đệm 1 mảnh, đệm 2 mảnh (gập 2), đệm 3 mảnh (gập 3)…chắc chắn sẽ có đủ loại cho bạn lựa chọn.
Nhưng cũng cần chú ý bạn nên chọn chiếc đệm có độ cao phù hợp với giường. Nếu giường bạn thấp có thể đặt vào các đệm cao su với độ dày 20cm – 25cm. Nhưng nếu giường nhà bạn cao sẵn rồi thì bạn nên mua chiếc đệm có độ cao vừa phải sao cho phù hợp.
Đệm Hanvico có giá khuyến mại hợp lý với giá thành hơi cao chút nhưng về chất lượng thì quý khách yên tâm khi dùng sản phẩm chính hãng hanvico.
Với thị trường Việt Nam thì gần như 100% các khách sạn 5,6 sao đều biết đến và đã tin tưởng dùng đệm lò xo hanvico cũng như người dùng gia đình đã dùng quen dùng đệm bông ép Hanvico.
Việc mua được 1 chiếc đệm tốt bạn còn cần chú ý đến chế độ bảo hành, hậu mãi của đơn vị phân phối. Hiện nay có nhiều đơn vị phân phối đệm trên cả nước, nhưng hãy chọn cho mình 1 địa chỉ để sở hữu chiếc đệm đem lại cho bạn niềm vui từ giấc ngủ đến phong cách phục vụ.
Kho Đệm tự hào là nhà phân phối Chăn Ga Gối Đệm Hanvico chính hãng với kinh nghiệm trên 15 năm phục vụ, đường dây Hotline hỗ trợ 24/7 tất cả các ngày trong năm.
Sản phẩm chính hãng đến thương hiệu nổi tiếng Hanvico chắc chắn sẽ có đủ mẫu mã để bạn lựa chọn theo cách của bạn
Việc lựa chọn một chiếc đệm bông ép Hanvico tốt cho gia đình phải dựa vào các yếu tố chính ở trên. Bạn cần tìm hiểu kỹ về chiếc đệm bông ép Hanvico thông qua nhân viên bán hàng tại Kho Đệm hoặc qua các kênh thông tin trên mạng. Đừng phí tiền qua những cơ sở không uy tín, hãy đến Kho Đệm để lựa chọn được những sản phẩm ưng ý với giá cả hợp lý nhất.
Chính sách giao hàng tại Đệm Xanh
1) Vận chuyển hàng nội thành Hà Nội.
- Giao hàng miễn phí nội thành Hà Nội đối với tất các đơn hàng có giá trị từ 300.000đ trở lên
- Thời gian giao hàng: Giao hàng ngay khi nhận được đơn hàng hoặc trong vòng 12h trong ngày
- Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 300k, trừ một số trường hợp đặc biệt như:
+ Khách hàng đặt đệm ở vùng sâu vùng xa phải chuyển xe thì cước phí từ xe thứ 2 khách hàng hỗ trợ
+ Đơn hàng ngoại cỡ ( Cụ thể sẽ được nhân viên tư vấn )
- Thời gian áp dụng: Ngay sau khi nhận được chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng của khách hàng.
- Các sản phẩm đệm chuyển qua hệ thống xe tải, xe khách, chuyển phát nhanh tới khu vực địa lý của khách hàng.
- Các sản phẩm có kich thước gọn Đệm Xanh gửi qua bên chuyển phát, giao tận nơi
Hỏi đáp xung quanh vấn đề gửi hàng:
1. Tại Đệm Xanh có những hình thức chuyển hàng đi tỉnh nào?
=> Trả lời: Tại Đệm Xanh có 2 hình thức chuyển hàng đi tỉnh:
- Gửi qua chuyển phát: đối với các sản phẩm nhỏ nhẹ, có thể đóng gói và bên chuyển phát có nhận chuyển hàng
- Gửi hàng qua xe ô tô: đối với các sản phẩm to, cồng kềnh
- Hình thức chuyển phát: thời gian từ 1-5 ngày tùy từng khu vực địa lý của khách hàng
- Hình thức gửi ô tô: ngay trong ngày, hoặc 1-2 ngày tùy thuộc vào lộ trình xe chạy và địa chỉ của khách hàng
3. Sợ nhận phải hàng lỗi, không đúng mẫu đã đặt?
- Đệm Xanh cam kết gửi hàng đúng mẫu, chủng loại khách hàng đã đặt trên đơn đặt hàng, nếu có vấn đề về việc gửi sai hàng, hàng lỗi khi nhận hàng Đệm Xanh hoàn toàn chịu trách nhiệm: Thu hồi hàng, vận chuyển lại cho khách hàng và các phí liên quan.
4. Sợ sau khi chuyển khoản tiền hàng, Đệm Xanh không gửi hàng
- Đệm Xanh là hệ thống chuỗi các cửa hàng, là công ty có đầy đủ mã số thuế, đăng kí kinh doanh, địa chỉ rõ ràng. Đơn hàng đi tỉnh của Đệm Xanh hàng ngày rất lớn, nên chuyện Đệm Xanh không gửi hàng là hoàn toàn không thể xảy ra. Khi chốt đơn hàng, nhân viên Đệm Xanh sẽ gọi điện chốt đơn và xác nhận với khách hàng, nên khách hàng có thể yên tâm về vấn đề này.
5. Đệm Xanh có thể gửi hàng theo xe mà khách hàng yêu cầu không?
=> Trả lời: Đệm Xanh hoàn toàn có thể gửi theo xe mà khách hàng cung cấp chỉ cần nhà xe đó có thể nhận hàng, và đỗ trong khu vực nội thành Hà Nội
6. Chuyển khoản thanh toán cho Đệm Xanh qua đâu?
Các Đại cường quốc không là thành viên của UN P5:
Đại cường quốc (tiếng Anh: great power) (tiếng Pháp: le grand pouvoir) là một cấp độ trong hệ thống phân loại và xếp hạng các Cường quốc trên thế giới ngày nay, dùng để chỉ những quốc gia có chủ quyền có khả năng tạo ảnh hưởng của mình ở phạm vi toàn cầu. Những Đại cường quốc thường duy trì sức mạnh vượt trội về kinh tế, chính trị, quân sự, công nghệ và văn hóa. Sở hữu những thứ có thể khiến những quốc gia nhỏ hơn phải xem xét ý kiến của những Đại cường quốc trước khi tự mình hành động. Đại cường quốc là một cấp bậc gần với Siêu cường tiềm năng và chỉ đứng sau Siêu cường quốc hoàn chỉnh nhưng cao hơn so với Trung cường quốc - Cường quốc khu vực (Cường quốc bậc trung) - là nước ít có khả năng ảnh hưởng phạm vi toàn cầu mà chỉ tập trung chủ yếu ở một khu vực hay một châu lục cụ thể.
Sau thời kỳ Napoléon, người ta bắt đầu dùng từ "Đại cường quốc" như một khái niệm để chỉ những quốc gia có thế lực lớn ở châu Âu.[1] Chẳng hạn như nhà sử học người Đức là Leopold von Ranke cho rằng một nước trở thành đại cường quốc sau khi đánh bại được mọi nước láng giềng. Vua Friedrich II Đại Đế, nhờ chiến thắng cuộc đấu tranh bảo vệ nước Phổ chống liên minh Áo – Pháp – Nga – Thụy Điển và phần lớn các nước trong Đế quốc La Mã Thần thánh, đã hoàn toàn đưa nước Phổ trở thành một trong những đại cường của châu Âu.[2] Trên thực tế, kể từ sau khi ông chinh phạt tỉnh Silesia vào năm 1745, thì vương quốc của ông đã vươn lên thành đại cường quốc.[3]
Có nhiều quốc gia lớn mạnh từng tồn tại trong lịch sử; thực chất, trong thế kỷ 18, châu Âu có 5 cường quốc: Anh, Áo, Nga, Pháp và Phổ. Sau cuộc Chiến tranh Bảy Năm (1756–1763), vị thế của Anh và Pháp ở châu Âu suy giảm, trong khi Nga và Phổ trỗi dậy ở Đông Âu nhờ những thắng lợi quân sự của họ.[4] Nga vốn đã vươn lên trở thành cường quốc kể từ khi Nga hoàng Pyotr Đại đế tiến hành cải cách và đánh bại Thụy Điển trong cuộc Đại chiến Bắc Âu (1700–1721). Năm 1725, một số người đã nhìn nhận Nga là cường quốc vì nước này làm chủ vùng biển Baltic.[5] Dưới thời Elizaveta, Nga tham gia liên minh chống Phổ, cường quốc quân sự mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ, trong cuộc Chiến tranh Bảy năm. Một số chiến thắng vang dội của quân đội Nga trước các lực lượng hùng hậu của Phổ, mà tiêu biểu là trận Kunersdorf, đã chứng tỏ ưu thế của Nga so với các đồng minh của mình là Áo, Thụy Điển và Pháp. Cho đến năm 1763, Nga đã được khẳng định là một cường quốc, dù cuộc chiến không mang lại cho họ một lãnh thổ mới nào. Tuy nhiên, quan niệm thời thế kỷ 18 đòi hỏi một cường quốc thực thụ phải đánh bại một nước khác mà không có sự hỗ trợ của một nước nào, vì vậy, Nga chỉ thực sự là cường quốc sau năm 1763, dưới thời Nữ hoàng Ekaterina II.[6][7] Khi ấy, Nga giành được nhiều lãnh thổ trong 2 cuộc chiến với Đế quốc Ottoman.[6] Đến năm 1790, với chính sách phòng ngự lãnh thổ của Ekaterina, quân đội Nga trở thành lực lượng quân sự lớn nhất Đông Âu.[8]
Cũng trong thế kỷ này, vua Friedrich Wilhelm I của Phổ đã gầy dựng lực lượng quân sự tinh nhuệ cùng với bộ máy hành chính hiệu quả, dù Phổ không có được nguồn nhân lực và vật lực dồi dào như Nga. Tài thao lược của người kế tục ông, vua Friedrich Đại đế, đã tạo điều kiện cho Phổ vào hàng ngũ cường quốc. Mặc dù Friedrich đã giành được tỉnh Schlesien từ tay Áo sau thắng lợi của mình trong hai cuộc Chiến tranh Schlesien (1740–1745), thực lực của vương quốc vẫn còn non yếu.[9] Trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, nước Phổ lâm chiến với liên minh Nga, Áo (cùng hầu hết các vương hầu ở Đức), Pháp, Thụy Điển có nguồn nhân lực và tài lực áp đảo.[10] Tuy vậy sự thay đổi chính sách ngoại giao của Nga năm 1762, đã loại bỏ nguy cơ thất bại cho Phổ, tài dụng binh của Friedrich Đại đế, kết hợp với sự bài bản của bộ máy hành chính và quân đội của Phổ, cùng với khoản viện trợ của Anh và việc khai thác tài nguyên ở Sachsen bị chiếm đóng là nhân tố chính yếu dẫn đến thắng lợi phòng ngự của Phổ trong cuộc chiến. Sự thật rằng Phổ tiếp tục chiến đấu vào thời điểm Nga rút khỏi liên minh là một minh chứng cho sự dai sức của họ. Vào thời điểm chiến tranh kết thúc năm 1763, không ai có thể chối cãi vai trò cường quốc của Phổ, chí ít là cường quốc quân sự. Người đương thời thán phục Friedrich Đại đế và các lực lượng hùng mạnh của ông, đồng thời, Phổ trở thành nhân tố không thể thiếu được trong nền ngoại giao châu Âu.[6] Ngoài ra, sự thôn tính một phần lãnh thổ Ba Lan cũng nâng cao vị thế của Phổ trên chính trường châu Âu.[11]
Trong khi ấy, vị thế của Pháp – do thảm bại trước quân đội Phổ do Friedrich Đại đế chỉ huy trong trận Roßbach[6], và trước Anh trong các trận chiến giành thuộc địa ở hải ngoại – bị sa sút. Uy tín quốc tế của Pháp bị tổn hại nghiêm trọng.[12] Sự khủng hoảng chính trị của Pháp tạo nên suy nghĩ rằng nước này không còn là cường quốc. Nội bộ Pháp chia rẽ, với những thất bại cá nhân của các vua Louis XV và Louis XVI sau năm 1774.[13] Trong khi liên minh giữa Phổ và Nga năm 1764 đã mang lại tình hình ổn định cho Phổ, liên minh này đặt nền tảng cho Nga cùng với Phổ xâm chiếm Ba Lan, một chư hầu cũ của Pháp.[14] Việc tham chiến trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ khiến Pháp càng suy yếu dưới bóng của Nga.[8]
Tuy nhiên, thuật ngữ "cường quốc" mới chỉ được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ học thuật bắt đầu từ Đại hội Viên năm 1815.[15][16] Hội nghị thiết lập hòa bình tại châu Âu sau các cuộc chiến Napoleon. Hội nghị Viên có 5 cường quốc: Vương quốc Anh, Đế quốc Áo, Phổ, Nga và Pháp. Đây chính là 5 quốc gia hình thành nên những cường quốc đầu tiên theo nghĩa của thuật ngữ mà chúng ta hiểu ngày nay.[16] Các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Thụy Điển cũng được tham khảo ý kiến nhưng không phải là thành viên đầy đủ. Hannover, Bayern, và Württemberg cũng được lấy ý kiến tham khảo các vấn đề liên quan tới Đức.
Trong 5 cường quốc tại Hội nghị Viên, chỉ còn Vương quốc Anh và Pháp còn giữ được vị thế cường quốc cho tới ngày nay, mặc dù Pháp bị đánh bại nhanh chóng trong cuộc Chiến tranh Pháp–Đức và bị chiếm đóng trong Thế chiến II. Sau Hội nghị Viên, Đế quốc Anh nổi lên như cường quốc nổi bật nhờ sự mở rộng lãnh thổ và sức mạnh của hải quân. Cán cân sức mạnh trở thành đề tài có tầm ảnh hưởng trong chính trị ở châu Âu. Qua thời gian, sức mạnh của các quốc gia này có những thay đổi, đầu thế kỷ XX chứng kiến sự nổi lên của cán cân quyền lực mới. Một vài quốc gia như Vương quốc Anh và Phổ vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế và sức mạnh chính trị.[17] Các quốc gia khác, như Nga và Áo-Hung trở nên trì trệ.[18] Trong khi đó, các quốc gia khác đang nổi lên và mở rộng sức mạnh nhờ quá trình công nghiệp hóa. Nổi bật nhất trong số đó là Nhật Bản sau thời kỳ Minh Trị Duy tân và Hoa Kỳ sau nội chiến, cả hai quốc gia này chỉ là cường quốc bậc trung hồi năm 1815. Tới những năm đầu của thế kỷ XX, cán cân sức mạnh thay đổi đáng kể, Liên quân tám nước là liên minh quân sự gồm 8 quốc gia chống lại cuộc Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc. Liên minh này thành lập năm 1900, gồm 5 cường quốc tại Hội nghị Viên cộng thêm Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ, đại diện cho những cường quốc hàng đầu thế kỷ 20.[19]
Sự chuyển giao sức mạnh sau ra chủ yếu thông qua các cuộc xung đột,[20] kết quả của Thế chiến I và Hiệp ước Versailles, St-Germain, và Trianon đã chứng kiến Vương quốc Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ trở thành những nhà phán xét trật tự thế giới mới.[21] Sau Thế chiến I, Đế quốc Đức bị đánh bại, Đế quốc Áo-Hung bị chia thành các quốc gia yếu và nhỏ bé hơn trong khi Đế quốc Nga bị chìm trong một cuộc cách mạng. Trong Hiệp ước Versailles, Anh, Pháp, Hoa Kỳ nắm giữ nhiều quyền lực và ảnh hưởng hơn Nhật Bản và Ý.[22][23][24]
Khi Thế chiến II bùng nổ năm 1939, cuộc chiến được chia thành: phe Đồng minh (ban đầu gồm Anh và Pháp, sau đó là Liên Xô, Hoa Kỳ và Trung Quốc năm 1941) và phe Trục gồm Đức, Ý và Nhật Bản.[25] Cuối Thế Chiến II, Hoa Kỳ, Liên Xô và nước Anh nổi lên như những người chiến thắng. Pháp và Trung Quốc cũng được công nhận là những kẻ thắng trận, các quốc gia này (Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, Trung Quốc, Pháp) chính là các cường quốc lớn mạnh nhất thời điểm đó, là những nhà phán xét trật tự thế giới và họ nắm giữ ghế thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Sau chiến tranh, thuật ngữ "siêu cường" bắt đầu xuất hiện. Đây là thuật ngữ mô tả các quốc gia có sức mạnh và tầm ảnh hưởng bao trùm. Từ này được đưa ra bởi William T.R. Fox vào năm 1944, theo ông, có ba siêu cường là: Đế quốc Anh, Hoa Kỳ và Liên Xô.[26] Tới cuối thập niên 1950, Đế quốc Anh mất vị thế siêu cường, siêu cường lúc này chỉ còn Hoa Kỳ và Liên Xô.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp và Tây Đức xây dựng lại nền kinh tế. Pháp và Anh đến nay vẫn duy trì một lực lượng quân sự trang bị hiện đại với tiềm lực huy động mạnh và ngân sách quốc phòng lớn. Trung Quốc, với dân số lớn nhất thế giới, dần nổi lên trở thành siêu cường nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng. Đến thập niên 1970, Trung Hoa Dân Quốc mất sự công nhận là chính quyền hợp pháp của Trung Quốc. Đến năm 1971 thì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức thay thế vị trí thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc của Trung Hoa Dân Quốc.
Hiện nay, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc được xem là các cường quốc mặc dù thực chất không có sự nhất trí hay định nghĩa về thế nào là cường quốc. Đây là 5 quốc gia có ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cũng là 5 quốc gia được công nhận sở hữu vũ khí hạt nhân theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Dù không có ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an, Đức và Nhật Bản cũng được coi là các cường quốc bởi sức mạnh kinh tế và công nghệ.
Sau khi Liên Xô tan rã, ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an được chuyển cho Liên bang Nga năm 1991, với tư cách là nhà nước kế tục. Sự tan rã của Liên Xô đưa Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới cho tới ngày nay. Nhưng kể từ năm 2008, khi kinh tế thế giới cùng Mỹ trên đà lao dốc, Trung Quốc đã nổi lên dần với mong muốn trở thành siêu cường của thế giới, và điều này đang đe dọa vị trí số một của Mỹ trên toàn cầu.