Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Sự thành công hay thất bại của một CCO liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vai trò quan trọng nhất của CCO là phải có phương pháp để tăng hiệu quả và năng lực của đội ngũ bán hàng, là một huấn luyện viên tốt để “nâng cấp” đội ngũ mình để cả đội cùng đạt được mục tiêu. Đồng thời, CCO cũng là người có quan hệ thường xuyên và trực tiếp với khách hàng, là đầu mối nắm mọi thông tin và mong muốn của khách hàng để đưa ra những chính sách hợp lý, tạo ra lợi thế cạnh tranh, xây dựng được đội ngũ khách hàng thân thiết đông đảo.
Ngoài ra, vai trò của CCO còn được thể hiện trên bản hợp đồng giữa doanh nghiệp và CCO được thuê.
Các bạn có thể xem thêm câu hỏi mà Việt Tín đã trả lời trước đó về bổ nhiệm giám đốc kinh doanh: https://viettinlaw.com/hoi-bo-nhiem-giam-doc-kinh-doanh.html
Mỗi khi kì tuyển sinh tới, ngành Luật là một trong những ngành luật hot, được nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm tìm hiểu – đây là một ngành học với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Bên cạnh vấn đề được quan tâm đó là điểm chuẩn vào các ngành Luật của các trường đại học là bao nhiêu thì thắc mắc về Hiện nay Sinh viên học luật ra trường làm gì? cũng được chú trọng. Để hiểu rõ được nội dung này ra sao, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!
Ngành luật được hiểu là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng nội dung, tính chất thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, công chứng viên, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.
Đối với trình độ Đại học, ngành Luật thường được phân thành các chuyên ngành như: Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật kinh tế,… . Theo học ngành Luật tùy vào mỗi chuyên ngành khác nhau mà sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khác nhau. Chẳng hạn như Luật Hành chính: Sinh viên được cung cấp thêm những ý kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công chứng và luật sư, về cải cách nền hành chính hoặc Luật Dân sự ngoài những kiến thức pháp luật chung, sinh viên khoa luật Dân sự còn được trang bị những kỹ năng về các quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình; đường lối xử lý các quan hệ ấy khi có vi phạm hay tranh chấp và các căn cứ áp dụng…
Dưới đây là một số gợi ý của Học viện đào tạo pháp chế ICA về cơ hội việc làm sau cho người học luật có thể làm gì:
Tốt nghiệp ngành luật bằng có thể ứng tuyển vị trí công chứng viên. Đây là người tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng. Công chứng viên còn chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng, hồ sơ theo quy định pháp luật. Trong ngành luật, công chứng viên còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý. Yêu cầu về kinh nghiệm của công chứng viên khá cao. Ứng viên vị trí này phải công tác pháp luật từ 5 năm trở lên sau khi tốt nghiệp ngành luật.
Kiểm sát viên/Công tố viên Kiểm sát viên hoặc công tố viên là người của cơ quan công tố.
Công việc chính của Kiểm sát viên/Công tố viên Kiểm sát viên hoặc công tố viên là người của cơ quan công tố là điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử. Ngoài ra, họ có thể thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát. Kiểm sát viên là người có trình độ cử nhân ngành luật và được công nhận là chuyên viên pháp lý. Ngoài chuyên môn, bạn phải nắm được nghiệp vụ cảnh sát và điều tra tội phạm. Bên cạnh đó, bạn phải có các kỹ năng tranh biện, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin… Trở thành kiểm sát viên/công tố viên, bạn phải luôn có bản lĩnh vững vàng, đạo đức, liêm khiết.
Chuyên viên pháp lý là vị trí có cơ hội việc làm cao trong tuyển dụng việc làm ngành luật. Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp. Theo đó, họ phải chuẩn nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý. Chuyên viên pháp lý phải thường xuyên gặp mặt, làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, phải cập nhật những thay đổi của quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Để làm công việc chuyên viên pháp lý, bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật. Đồng thời phải giao tiếp tốt, có sức thuyết phục. Bạn phải linh hoạt để giải quyết các tình huống. Tác phong chuyên nghiệp là điều nên có ở chuyên viên pháp lý.
Luật sư ắt hẳn là công việc được nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành luật. Bởi đây là công việc tiêu biểu và thể hiện rõ đặc thù của ngành luật.
Công việc của luật sư: Nghiên cứu, phân tích và soạn thảo các văn bản pháp lý theo phân công. Tư vấn pháp lý, đại diện pháp luật cho các cá nhân hoặc tổ chức trong giải quyết tranh chấp, tố tụng… Thu thập chứng cứ cho quá trình kiện tụng. Làm việc trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp hay các cơ quan pháp luật trong trường hợp cần thiết. Cung cấp hồ kiện tụng cho Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài. Nghiên cứu ngành luật, cập nhật quy định pháp luật theo yêu cầu công việc. Đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật. Tóm lại luật sư là người áp dụng pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho thân chủ. Đồng thời hỗ trợ, đem lại các giải pháp pháp lý cho khách hàng hoặc công ty đó.
Yêu cầu đối với Luật sư Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư. Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương. Kỹ năng giao tiếp tốt, phân tích và xử lý tình huống tốt. Bên cạnh đó, luật sư phải kết hợp xử lý công việc độc lập và nhóm hiệu quả.
Công việc giảng viên ngành luật phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu pháp luật. Bạn có thể trở thành giảng viên ngành luật ở các trường đào tạo chuyên ngành này. Ngoài ra, một số trường đại học cũng cần giảng viên giảng dạy về pháp luật chung, luật chuyên ngành. Theo đó, nhu cầu giảng viên ngành luật ngày một tăng, tạo ra cơ hội việc làm. Làm giảng viên, sẽ cần có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành luật. Hoặc ít nhất là bằng cử nhân loại giỏi ngành luật hệ chính quy. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về luật, bạn cần có nghiệp vụ sư phạm. Các kỹ năng hỗ trợ cần có như: tin học, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình…
Thư ký tòa án là công chức làm việc tại Tòa án. Nhiệm vụ là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ. Thư ký tòa án còn là người hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Để ứng tuyển trở thành thư ký tòa án, bạn phải có bằng cử nhân ngành Luật. Bên cạnh đó, bạn phải vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa án. Các kỹ năng cần có: giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình, tin học văn phòng…
Thẩm phán là ước mơ lớn của rất nhiều sinh viên ngành luật. Đây là chức danh cao quý thuộc về những người có nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” bảo vệ công lý và thực thi pháp luật. Trở thành thẩm phán bạn sẽ nắm trong tay rất nhiều quyền lực, danh vọng và địa vị. Nhưng bạn cũng có trách nhiệm cao với công việc này. Để trở thành thẩm phán là cả một quá trình. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật, bạn còn phải trải qua 3 bước sau: – Làm thư ký tòa án – Tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán – Có quyết định bổ nhiệm thẩm phán của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay, rủi ro trong kinh doanh là rất lớn buộc doanh nghiệp phải tìm cách phòng ngừa. Theo đó, rất nhiều doanh nghiệp đã thành lập hẳn một phòng/ban pháp chế. Nhiệm vụ của bộ phận này là tư vấn, kiểm soát các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Từ đó, tránh được những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài các doanh nghiệp, bạn có thể tham gia đội ngũ pháp chế trong các ngân hàng thương mại. Nhiệm vụ chính là đảm bảo những hoạt động của ngân hàng không vi phạm pháp luật. Ngoài ra, bạn phải thực hiện rà soát hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu hóa. Bên cạnh phòng pháp chế, ngân hàng thường có các phòng/ban khác cần nhân sự ngành luật như đầu tư, thu hồi nợ, tố tụng…
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung Sinh viên học luật ra trường làm gì?. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Sau khi có bằng cử nhân luật, người có nhu cầu trở thành luật sư phải đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề luật sư với thời gian là 12 tháng, theo Điều 12 Luật Luật sư sửa đổi năm 2012. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Căn cứ khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 (Được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) thì có các trường hợp sau đây dù đã đủ tiêu chuẩn làm luật sư nhưng sẽ không được cấp Chứng chỉ hành nghề, gồm:– Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;Hoặc những đối tượng này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.– Không thường trú tại Việt Nam;– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;– Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã chứng khoán: VNM) vừa công bố nghị quyết về việc tạm ứng cổ tức đợt 2 năm nay bằng tiền, với tỷ lệ 5%. Ngày đăng ký cuối cùng là 27/12, ngày giao dịch không hưởng vào 26/12. Dự kiến, cổ tức sẽ được chi trả vào ngày 28/2/2025.
Với hơn 2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, Vinamilk cần chi khoảng 1.045 tỷ đồng để hoàn tất việc trả cổ tức cho các cổ đông.
Trong cơ cấu cổ đông của VNM, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là cổ đông lớn nhất của Vinamilk khi nắm giữ 36% vốn điều lệ (tương ứng hơn 752 triệu cổ phiếu) sẽ nhận về 376 tỷ đồng.
F&N của tỷ phú Thái lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm giữ 17,69% (tương ứng khoảng 370 triệu cổ phiếu) nhận khoảng 185 tỷ đồng. Tiếp theo, Platinum Victory Pte. Ptd sở hữu 10,62% (tương ứng gần 222 triệu cổ phiếu) sẽ nhận được gần 111 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên hiện sở hữu 6,4 triệu cổ phiếu VNM, chiếm 0,31% vốn điều lệ của công ty. Dựa trên tỷ lệ cổ tức 5%, bà Liên dự kiến sẽ nhận được khoảng 3,2 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức này.
Bà Mai Kiều Liên làm việc tại Vinamilk từ ngày đầu thành lập, có 32 năm dẫn dắt doanh nghiệp với cương vị tổng giám đốc. Bà Liên cũng là nữ doanh nhân hiếm hoi được trao tặng Huân chương độc lập hạng Ba và nhiều lần được vinh danh trong top nữ doanh nhân quyền lực của Việt Nam và châu Á; là nữ doanh nhân Việt Nam duy nhất được Forbes Việt Nam vinh danh thành tựu trọn đời.
Bà Mai Kiều Liên với vai trò thành viên Hội đồng quản trị VNM nhận mức thù lao gần 2 tỷ đồng năm 2023. Bà Liên được trả mức lương trung bình 400 triệu đồng/tháng (4,8 tỷ đồng/năm) cho vị trí tổng giám đốc. Tổng cộng năm trước, bà Liên nhận lương và thù lao khoảng 6,8 tỷ đồng.
Quý III năm nay, Vinamilk ghi nhận doanh thu thuần đạt 15.537 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 2.403 tỷ đồng. 9 tháng năm nay, Vinamilk đạt 46.305 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 3,5%), lợi nhuận sau thuế đạt 7.306 tỷ đồng (tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái). Với kết quả này, doanh nghiệp đã hoàn thành gần 78% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tính tới cuối quý III, quy mô tài sản của Vinamilk là 57.677 tỷ đồng. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất nằm ở khoản tiền, tiền gửi ngân hàng với hơn 28.500 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 35.244 tỷ đồng, gồm 2.870 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.