Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm của Việt Nam trong ngày 4/3 tiếp tục điều chỉnh giảm thêm 16 USD, xuống mức 578 USD/tấn; gạo 25% tấm giảm 15 USD còn 555 USD/tấn; gạo 100% tấm giảm 20 USD còn 478 USD/tấn.
Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm của Việt Nam trong ngày 4/3 tiếp tục điều chỉnh giảm thêm 16 USD, xuống mức 578 USD/tấn; gạo 25% tấm giảm 15 USD còn 555 USD/tấn; gạo 100% tấm giảm 20 USD còn 478 USD/tấn.
Ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang, đơn vị chuyên làm tour thị trường tiếng Hoa, cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến khách Trung Quốc phục hồi chậm ở Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến các đường bay thường lệ tới các điểm đến chưa trở lại bình thường, kinh tế Trung Quốc suy yếu khiến người dân hạn chế đi du lịch nước ngoài... Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là ở khu vực Đông Nam Á, sau đại dịch, các quốc gia tăng tốc trong cuộc đua thu hút khách bằng việc miễn thị thực cho khách Trung Quốc. Mở đầu là Thái Lan, đất nước này vào năm ngoái thử nghiệm miễn thị thực cho du khách Trung Quốc trong 6 tháng nhưng sau đó đã tiến một bước mạnh hơn khi áp dụng không thời hạn, bắt đầu từ tháng 3 năm nay.
Tiếp theo là Malaysia miễn thị thực cho khách Trung Quốc từ tháng 12.2023 và Singapore từ tháng 2.2024. Kết quả, những điểm đến này thu hút một lượng khách Trung Quốc khổng lồ, giúp Thái Lan đón 23,4 triệu khách quốc tế năm 2023, Malaysia đạt 26,1 triệu lượt và Singapore vươn lên vị trí thứ 3 Đông Nam Á, với 11,3 triệu lượt, đứng trên Việt Nam.
Hiệu quả đồng bộ của miễn visa cùng đa dạng sản phẩm du lịch cũng giúp Thái Lan đón 1 triệu khách Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2024, gấp đôi Việt Nam, và cán mức gần 6 triệu khách quốc tế chỉ trong 2 tháng.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đức Chí, chuyên gia du lịch cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh điểm đến hiện nay khá tương đồng về mặt cảnh quan ở khu vực Đông Nam Á, nơi nào nới lỏng các chính sách thị thực nhất, đặc biệt là miễn thị thực, nơi đó chính là điểm nóng thu hút du khách quốc tế. Các nước Thái Lan, Malaysia hay Singapore đã không bỏ lỡ cơ hội đó để đón khách Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường khách giàu có ở châu Âu, Mỹ, Úc…
Các nước đẩy mạnh chính sách miễn visa đang thắng thế trong cuộc đua thu hút khách quốc tế
Đối với khách Nhật Bản, tình trạng giảm số lượng kéo dài từ năm ngoái đến nay, phục hồi chỉ bằng 60% so với thời điểm 2019, trong khi Nhật được Việt Nam miễn thị thực. Một trong những nguyên nhân được xác định là do người Nhật ngày càng ít chuộng đi du lịch nước ngoài.
Theo ước tính của công ty du lịch hàng đầu Nhật Bản JTB vào cuối năm 2023, số lượng khách du lịch nước ngoài của Nhật Bản trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới ở khoảng 70% so với năm 2019 - trước đại dịch.
Tại sân bay Haneda ở Tokyo vào dịp cuối năm được cho là "chỉ đông đúc vào sáng sớm và tối muộn, khi có nhiều du khách nước ngoài đến đây đáp chuyến bay về nước".
Số liệu của JTB cho thấy, du khách Nhật Bản ra nước ngoài trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới đạt 580.000, gấp 2,6 lần so với năm tài chính trước. Tuy nhiên, con số này giảm 30% so với con số của năm tài chính 2019. Số chi phí đi lại của mỗi người là 222.000 yen, giảm 7,9% so với năm tài chính trước.
Theo Japan News, du lịch nước ngoài của Nhật Bản phục hồi chậm chủ yếu là do đồng yen yếu. Trong khi đồng yen giao dịch quanh mức 110 yen so với đồng đô la vào năm 2019, giá trị của đồng tiền này đã giảm gần 40 yen, có nghĩa là du khách Nhật Bản sẽ phải trả chi phí mua sắm và ăn uống ở nước ngoài nhiều hơn.
Chủ tịch JTB Eijiro Yamakita cho biết: "Tùy thuộc vào điểm đến du lịch, chi phí sẽ cao gấp đôi so với mức trước đại dịch". Đây rõ ràng là một yếu tố cản trở nhu cầu du lịch nước ngoài.
Khách Nhật Bản tham quan vườn vải ở Bắc Giang
Ngoài ra, tỷ lệ người có hộ chiếu đang giảm. Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác, tỷ lệ người có hộ chiếu trong số công dân Nhật Bản dao động quanh mức 25% trước đại dịch. Tuy nhiên, con số này giảm xuống còn 17% vào năm 2022, đồng nghĩa với việc có ít cơ hội đi du lịch. Ngoài ra, một số người hết hạn hộ chiếu trong thời kỳ đại dịch được cho là đã quyết định không làm hộ chiếu mới.
Tuy nhiên, một doanh nghiệp ở TP.HCM chuyên về thị trường khách Nhật Bản cho rằng, kinh tế Nhật tăng trưởng kém, đồng tiền yếu chỉ là nguyên nhân khách quan khiến khách Nhật đến Việt Nam giảm.
"Rõ ràng, sau đại dịch, công tác xúc tiến quảng bá điểm đến của Việt Nam ở thị trường Nhật bị bỏ bê. Người Nhật có thói quen 'nghe tận mắt, thấy tận tay', nên việc xúc tiến quảng bá là cực kỳ quan trọng để tiếp cận họ. Thời điểm 2013 - 2018, du lịch Việt Nam luôn đẩy mạnh quảng bá ở thị trường Nhật và đã mang lại kết quả khi đón làn sóng du khách Nhật. Nhưng người Nhật khó tính, nếu không làm mới điểm đến, bao gồm dịch vụ và sản phẩm, thì rất khó thuyết phục họ quay lại. Có thể nhận thấy, làn sóng du khách Nhật ở Việt Nam đang trôi qua", vị này phân tích.
Dữ liệu được tổng hợp bởi công ty du lịch lớn của Nhật H.I.S cho thấy, các điểm đến du lịch phổ biến trong kỳ nghỉ cuối năm và đầu năm chủ yếu tập trung ở các nước châu Á, nơi chi phí đi lại khá hợp lý và có hãng hàng không giá rẻ cung cấp các chuyến bay từ Nhật Bản.
Theo đó, 10 điểm đến hàng đầu của du khách Nhật Bản trong dịp năm mới 2024 không có Việt Nam, bao gồm: Seoul, Taipei, Honolulu, Bangkok, Guam, Busan, Singapore, Cebu, Cairns, Paris.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trong giai đoạn 2017 – 2022, tốc độ nhập khẩu cà phê của Trung Quốc tăng trưởng bình quân 25,1%/năm, từ 262,25 triệu USD năm 2017 tăng lên mức cao nhất 717,96 triệu USD vào năm 2022.
Do đó, Trung Quốc được coi là thị trường có tiềm năng lớn đối với ngành cà phê xuất khẩu toàn cầu. Tại Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Đây được coi là yếu tố thúc đẩy tiêu thụ cà phê chế biến tại thị trường đông dân số nhất thế giới này.
Năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các nguồn cung cà phê chính cho Trung Quốc gồm: Ethiopia, Colombia, Brazil, Malaysia, Italy, Việt Nam…
Trong năm 2022, Trung Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung lớn, ngoại trừ Việt Nam và Guatemala.
Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, kim ngạch nhập khẩu cà phê của nước này trong năm 2022 từ Ethiopia tăng tới 209,2% so với năm 2021, đạt 188,1 triệu USD. Thị phần cà phê của Ethiopia trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, từ 11,56% trong năm 2021 lên 26,2% trong năm 2022.
Ngược lại, Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong năm 2022, mức giảm 11,1% so với năm 2021, đạt 49,63 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, từ 10,61% trong năm 2021 xuống 6,91% trong năm 2022.
Thị hiếu tiêu dùng của người dân Trung Quốc ngày càng ưa chuộng cà phê chế biến, cà phê pha chế sẵn chất lượng cao từ châu Âu, Hoa Kỳ. Trong khi đó, ngành cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta dưới dạng thô.
Các doanh nghiệp ở Trùng Khánh hiện chủ yếu nhập cà phê Robusta của Việt Nam về để chế biến, pha trộn vì có lợi thế về giá, vận chuyển. Hiện, quy mô thị trường cà phê của Trùng Khánh đạt khoảng 3-5 tỷ NDT mỗi năm nên nhu cầu nhập khẩu lớn. Hiện nay, ngoài nhập khẩu cà phê của Việt Nam, Trung Quốc còn nhập khẩu cà phê từ nhiều thị trường khác như Ethiopia, Brazil, Indonesia, và nhập cà phê chế biến sẵn từ Hoa Kỳ, các nước châu Âu.
Chính vì vậy, dù được đánh giá là thị trường tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu cà phê nhưng thị trường Trung Quốc có tính cạnh tranh cao. Trong khi tỷ trọng đầu tư cho chế biến sâu vẫn chưa cao, các doanh nghiệp Việt nên chú trọng đến chất lượng cà phê xuất khẩu, ngay cả đó là cà phê thô.
Theo Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đạt 6,96 tỉ USD, chiếm 44,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả ngành. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đã giảm 25,4%.
Xuất khẩu dệt may sang Mỹ sẽ gặp khó khăn
Chia sẻ tại tọa đàm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào Chuỗi sự kiện kết nối cung ứng quốc tế tại Việt Nam năm 2023, do Bộ Công thương tổ chức chiều 11.8, ông Trần Minh Thắng, Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco (Mỹ,) đã phân tích nguyên nhân khiến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sụt giảm ở thị trường Mỹ.
Theo ông Trần Minh Thắng, sau đại dịch Covid-19, các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm nguồn hàng đa dạng hơn, cố gắng giảm nguồn cung từ Trung Quốc mà tập trung vào các nhà cung cấp gần như Canada, Mexico, các quốc gia Trung và Nam Mỹ; thứ hai là phát triển nguồn cung từ các nước đồng minh.
Đối với hàng dệt may, Mỹ đang đầu tư mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng tại Trung Mỹ, cụ thể là các quốc gia thuộc khu vực mậu dịch tự do Trung Mỹ, điển hình là Dominica để đưa sản xuất về gần hơn với Mỹ.
"Đầu tư này không chỉ ở một khâu nhất định mà dành cho cả chuỗi cung ứng, điều này giúp các doanh nghiệp Mỹ sẽ tiêu thụ được sản lượng rất lớn bông, sợi... Việt Nam cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực dệt may nên chúng ta đứng trước áp lực chia sẻ thị phần với các nước khác", ông Thắng nói.
Giải thích cụ thể hơn, ông Thắng nhấn mạnh, hàng dệt may Việt Nam đang chịu tác động của cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ và đạo luật chống lao động cưỡng bức đối với người Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc. Các nhà nhập khẩu của Mỹ đã và đang triển khai các biện pháp giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Đối với dệt may, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng đầu cho thị trường Mỹ, tuy nhiên thị phần đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, chỉ còn 17,9%.
Cũng theo ông Thắng, đạo luật chống lao động cưỡng bức đối với người Ngô Duy Nhĩ đang ảnh hưởng trực tiếp đến hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, khi hiện nay, các doanh nghiệp của Mỹ ngày càng kỹ lưỡng hơn trong việc nhập khẩu hàng may mặc đến từ Việt Nam vì có mối liên hệ trong chuỗi cung ứng giữa Việt Nam với Trung Quốc, cụ thể là các nguyên liệu có nguồn gốc từ Tân Cương.
Ông Thắng cũng cho rằng, một nguyên nhân nữa khiến nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ giảm mạnh là do các năm 2020 và 2021, dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn cung. Các doanh nghiệp Mỹ lo đứt gãy chuỗi cung ứng nên năm 2022 đã nhập khẩu lượng khối lượng rất lớn hàng dệt may. Sau đó, nền kinh tế suy thoái, người dân thắt chặt chi tiêu nên lượng hàng tồn kho rất lớn cũng là nguyên nhân khiến nhu cầu nhập khẩu giảm hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam và các thị trường đều sụt giảm.
"Theo số liệu công bố, 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ chỉ đạt 31,51 tỉ USD, thấp hơn 40,89 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm 2022. Không chỉ có Việt Nam, nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Trung Quốc giảm hơn 31%; từ Ấn Độ giảm hơn 20,8%, từ Bangladesh giảm 19%...", ông Thắng nói.