Tàu Hải Cảnh Việt Nam

Tàu Hải Cảnh Việt Nam

Bên cạnh các tàu chiến đấu mặt nước thế hệ mới như hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tên lửa tấn công nhanh Monliya, Hải quân nhân dân Việt Nam còn sử dụng nhiều loại tàu pháo, tàu tên lửa, hộ vệ săn ngầm… đã được cải tiến, nâng cấp.

Bên cạnh các tàu chiến đấu mặt nước thế hệ mới như hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tên lửa tấn công nhanh Monliya, Hải quân nhân dân Việt Nam còn sử dụng nhiều loại tàu pháo, tàu tên lửa, hộ vệ săn ngầm… đã được cải tiến, nâng cấp.

Một số hình ảnh về một số tàu chiến đấu mặt nước của Hải quân Việt Nam

Bộ đội Hải quân tiếp quản cảng Sài Gòn, tháng 5.1975

Trực thăng UH-1A của Trung đoàn không quân 917 hạ cánh trên tàu đổ bộ LST (chiến lợi phẩm) của Hải quân nhân dân Việt Nam, tháng 5.1977

Tàu HQ-01 của Hải quân nhân dân Việt Nam trực chiến đấu tại cảng Kompong Som (Campuchia) trong chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot, làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia

Biên đội tàu chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam cơ động đánh địch trên vùng biển Tây Nam, năm 1979

Tàu HQ-03 của Hạm đội 171 (nay là Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) vào vị trí công kích, tiêu diệt tàn quân Pol Pot ở cảng Kompong Son (Campuchia), ngày 10.1.1979

Tàu của Hải đội 812, Lữ đoàn 171 Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở khu vực biển đảo Nam Yết (Trường Sa) năm 1995

Tàu đổ bộ của Hải quân nhân dân Việt Nam vận chuyển xe tăng, thiết giáp trong chiến dịch Tây Nam, 1978

Biên đội tàu HQ-13, HQ-501 của Hạm đội 171 (nay là lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) tham gia diễn tập hiệp đồng hải quân - không quân chiến đấu bảo vệ Trường Sa, diễn ra lần đầu tiên vào tháng 4.1976

Tàu hộ vệ săn ngầm Petya trong đội hình chiến đấu

Sử dụng pháo phòng không trên tàu hộ vệ săn ngầm

Tàu hộ vệ săn ngầm Petya phóng ngư lôi diệt ngầm

Huấn luyện thả bom chìm trên biển

Vũ khí chống ngầm trên tàu hộ vệ chống ngầm lớp Petya

Tàu hộ vệ săn ngầm 18 của Vùng 2 Hải quân trực bảo vệ chủ quyền trên khu vực DK1

Tàu hộ vệ chống ngầm 13 phóng rocket RBU-6000 chống tàu ngầm

Biên đội tàu hộ vệ chống ngầm tuần tiễu trên thềm lục địa phía nam

Tàu 17 trực bảo vệ căn cứ quân sự Cam Ranh, Khánh Hòa

Mai Thanh Hải – Vũ Hưởng – Duy Khánh – Xuân Cường (thực hiện)

Hải quân Philippines cho biết hôm 1/8 rằng một tàu cá Việt Nam bị chìm trước đó 2 ngày gần một bãi cạn ở khu vực có tên là Biển Tây Phippines, hai trang tin Manila Bulletin và Inquirer đưa tin cùng ngày.

Người phát ngôn của Hải quân Philippines, Trung tá John Percie Alcos, được Manila Bulletin và Inquirer trích lời nói rằng con tàu bị chìm có số hiệu là QNg 96554 TS. Theo tìm hiểu của VOA, đây là tàu thuộc tỉnh Quảng Ngãi với khoảng 11-15 người đi theo tàu.

Lực lượng phía tây của Hải quân Philippines đã nhận được tin báo là có 1 tàu cá Việt Nam bị chìm hôm 30/7 gần bãi cạn Quirino (Jackson hoặc Hải Sâm), một ngư trường truyền thống của các ngư dân Philippines, nơi này cách tỉnh đảo Palawan xấp xỉ 140 hải lý (gần 260 km) về phía tây, hai bản tin của Manila Bulletin và Inquirer viết, sử dụng thông tin từ giới hữu trách.

Hải quân Philippines đã triển khai tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz (PS16) đến địa điểm nêu trên để xác minh.

Thiếu tá Christofer Neil Calvo, sĩ quan chỉ huy của tàu PS16, nói rằng khi họ đến nơi, họ đã bố trí ngay một đội cứu nạn, nhưng các binh sĩ hải quân Philippines không thấy ai trên con tàu trong trạng thái nửa chìm nửa nổi, dẫn đến suy luận rằng các ngư dân đã bỏ tàu.

Vì không gặp được các ngư dân Việt Nam nên không rõ nguyên nhân vì sao tàu bị chìm, Manila Bulletin và Inquirer tường thuật và trích lời Trung tá Alcos nói rằng người ta nhìn thấy đồ ăn và đồ uống trôi nổi gần con tàu gặp nạn, nhưng không có tình trạng tràn dầu gây hại cho các sinh vật biển.

Hải quân Philippines đưa ra thông tin là người ta đã nhìn thấy một tàu cá Việt Nam khác cách đó 4,6 hải lý, từ đó có thể suy đoán là các thuyền viên của con tàu xấu số đã được những người đồng bào cứu. Trung tá Alcos nói rằng tàu PS16 sau đó nhận được thông tin xác nhận rằng các thuyền viên của tàu bị chìm đã được một tàu khác cứu.

Phát ngôn viên này của Hải quân Philippine khẳng định rằng việc lực lượng này phản ứng nhanh chóng là minh chứng về cam kết của họ về việc gìn giữ mối quan hệ đối tác với các nước có cùng chí hướng, cùng ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

“Đây cũng là sự đảm bảo một lần nữa rằng Hải quân Philippines luôn sẵn sàng trợ giúp các ngư dân Philippines và ngư dân nước ngoài không có sự phân biệt ở vùng Biển Tây Philippines”, phát ngôn viên Alcos nói, theo tin trên Manila Bulletin và Inquirer.

Trong một tuyên bố, Hải quân Philippines nói rằng việc lực lượng này “có hành động ứng phó ngay lập tức để trợ giúp tàu của Việt Nam càng khẳng định thêm về mối quan hệ vững chắc Phlippines-Việt Nam”.

(PLO)- Phái đoàn lưỡng viện Mỹ đang ở Hà Nội cho biết cả Quốc hội và Chính phủ nước này ủng hộ việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược.

Mỹ đã cung cấp hai tàu cảnh sát biển cho Việt Nam, và sắp tới, sau khi hoàn tất thủ tục chi tiết, sẽ cung cấp thêm một tàu nữa, trên tinh thần hỗ trợ Việt Nam củng cố an ninh trên biển.

Thượng nghị sĩ Jeff Merkley chia sẻ với báo chí Việt Nam tại Hà Nội, chiều nay, 8-4, trong chuyến công tác của phái đoàn lưỡng viện Hoa Kỳ tại ASEAN, do ông dẫn đầu.

Thượng nghị sĩ Jeff Merkley (thứ hai từ bên phải) cùng Hạ nghị sĩ Pramila Jayapal (giữa) trong cuộc gặp gỡ báo chí chiều 8-4. ẢNH: TIẾN ANH

Thượng nghị sĩ Merkley cho biết phái đoàn nghị sĩ tới Việt Nam lần này với hai sứ mệnh: Thúc đẩy quá trình giải quyết hậu quả chiến tranh và nâng tầm quan hệ hợp tác Việt - Mỹ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ biển Đông, biến đổi khí hậu đến hợp tác đầu tư.

Thượng nghị sĩ Merkley một lần nữa nhắc lại quan điểm của mình đã đưa ra trước chuyến đi là mong muốn nâng tầm quan hệ song phương Việt - Mỹ từ đối tác toàn diện hiện tại lên lên tầm đối tác chiến lược. Ông cho biết, mong muốn này nhận được sự ủng hộ Quốc hội và Chính phủ Mỹ.

"Trong thời gian qua, nhiều quan chức hành pháp Mỹ như Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc USAID đã có những chuyến đi tới Việt Nam. Sự có mặt của phái đoàn Quốc hội chúng tôi cho thấy cả hệ thống hành pháp và lập pháp Mỹ đều ủng hộ sự phát triển của mối quan hệ Việt - Mỹ" - Thượng nghị sĩ Merkley chia sẻ.

Tiếp lời ông Merkley, một thành viên khác trong phái đoàn nghị sĩ Mỹ, Thượng nghị sĩ Van Hollen nhấn mạnh mục đích của những ngày làm việc tại Việt Nam là tiếp nối nỗ lực của các thế hệ nghị sĩ đi trước trong việc củng cố và phát triển quan hệ song phương hai nước.

"Đây là một sứ mệnh tiếp lửa từ những thế hệ nghị sĩ đi trước như cố Thượng nghị sĩ John McCain và cựu Thượng nghị sĩ Patrick Leahy" - ông Van Hollen nói.

Chia sẻ với phóng viên về việc hỗ trợ an ninh hàng hải cho Việt Nam, ông Merkley cho biết, các diễn biến tại biển Đông đều liên quan đến an ninh của Việt Nam. Đây chính là lý do mà Hoa Kỳ những năm qua đã chuyển cho Việt Nam các tàu cảnh sát biển, và tới đây đang tiếp tục.

Theo ông Van Hollen, các chương trình giải quyết hậu quả chiến tranh tiếp tục là trọng tâm của quan hệ song phương Việt - Mỹ trong thời gian tới. Bốn cột trụ của các chương trình này gồm hỗ trợ các cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, tẩy độc và ô nhiễm, rà phá bom mìn chưa phát nổ, cùng nhận dạng ADN và tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

Trong thời gian tới, bên cạnh chương trình tẩy độc dioxin trị giá 300 triệu USD tại sân bay Biên Hòa và sân bay Đà Nẵng, Mỹ sẽ xem xét cung cấp các khoản viện trợ mới cho Việt Nam để tiến hành các chương trình tương tự.

Bên lề họp báo, hạ nghị sĩ Jayapal, một trong năm thành viên phái đoàn lưỡng viện Mỹ chia sẻ bà đã từng có mặt tại Việt Nam trong một tháng vào năm 1995, trong một chương trình hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS. Nay trở lại Hà Nội, bà cảm thấy "choáng ngợp" trước thay đổi và phát triển của Thủ đô.

"Sự thay đổi của Hà Nội thật sự làm tôi choáng ngợp. Việt Nam là một đất nước quật cường. Chúng tôi cũng vô cùng ngưỡng mộ và biết ơn lòng vị tha của các bạn" - bà Jayapal nói.

Đoàn nghị sĩ lưỡng viện Mỹ đang trong chuyến thăm Việt Nam năm ngày, từ 7 đến 11-4. Những ngày tới, đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ sẽ bay sang Indonesia - nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2023.

Dự kiến, trong chuyến thăm lần này đoàn sẽ có hơn 35 cuộc gặp với các quan chức, lãnh đạo ASEAN và một số tổ chức khác.

Sáng 8-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn 5 nghị sĩ Mỹ. Tại cuộc gặp, Thủ tướng đề nghị quốc hội Mỹ dành thêm nguồn lực và ngân sách hỗ trợ Việt Nam để thúc đẩy hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh và ứng phó biến đổi khí hậu, tiếp tục ủng hộ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực quan trọng. Bên cạnh đó, tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, nhất là tiếp xúc cấp cao, trong năm 2023.

Cũng trong ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc tiếp Thượng nghị sĩ Merkley cùng phái đoàn lưỡng viện Quốc hội Mỹ và trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề biển Đông.

Hai bên nhất trí về duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, bảo đảm các quyền tự do hàng hải, hàng không trong vấn đề Biển Đông, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Cũng trong buổi gặp, ông Merkley đã trao tặng Bộ Quốc phòng bộ tài liệu về bộ đội Việt Nam mất tích, mất tin trong chiến tranh. Ông thông báo Quốc hội Mỹ đã thông qua gói nâng hỗ trợ cho dự án tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa với số tiền 300 triệu USD.