Xuất Khẩu Chính Ngạch Sầu Riêng

Xuất Khẩu Chính Ngạch Sầu Riêng

Ngày đăng: 02-08-2022 | Chuyên mục: Công nghệ mới và Tiềm lực KH&CN | Tác giả: Đặng Văn Cử-Sở Khoa học và Công nghệ

Ngày đăng: 02-08-2022 | Chuyên mục: Công nghệ mới và Tiềm lực KH&CN | Tác giả: Đặng Văn Cử-Sở Khoa học và Công nghệ

Chuẩn bị giấy tờ và thủ tục hải quan:

Thủ tục thông quan và thanh toán:

Lưu ý rằng quy trình chi tiết có thể thay đổi tùy theo yêu cầu và quy định của cơ quan nhập khẩu và xuất khẩu Trung Quốc.

Để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và yêu cầu pháp lý, bạn nên liên hệ với cơ quan chức năng, các chuyên gia hoặc công ty xuất khẩu có kinh nghiệm trong việc xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc.

Họ sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể về các thủ tục và yêu cầu mới nhất để bạn có thể thực hiện xuất khẩu sầu riêng một cách chính ngạch và thành công.

Lưu ý rằng thông tin trên chỉ là một tóm tắt về quy trình xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc chính ngạch.

Để đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng quy trình và tuân thủ đúng các quy định hiện hành, nên tham khảo và áp dụng thông tin từ cơ quan chức năng, các nguồn tư vấn chuyên nghiệp và các hướng dẫn cụ thể của Trung Quốc về xuất khẩu hàng hóa.

Giá Trị Xuất Khẩu Sầu Riêng Sang Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã có mức tăng đáng kể về giá trị trong thời gian gần đây. Theo số liệu thống kê, trong cùng kỳ 2022, giá trị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt 56,9 triệu USD, tăng trưởng lên đến 290,8%.

Đây là con số đáng chú ý, và sầu riêng tươi chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu trái cây đến thị trường Trung Quốc, chiếm 83% tổng giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

CỬA KHẨU CHÍNH NGẠCH THÔNG QUAN SẦU RIÊNG

Nghị định thư đã có hiệu lực ngay sau khi ký kết, và bắt đầu từ hôm nay (121/7/2022), Trung Quốc sẽ chính thức thông quan nhâp khẩu chính ngạch đối với trái sầu riêng Việt Nam.

Theo Nghị định thư vừa ký kết, Trung Quốc yêu cầu tất cả vùng trồng cũng như các cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và GACC phê duyệt. Thông tin đăng ký phải bao gồm tên, địa chỉ và mã số, để khi phát hiện có sản phẩm không tuân thủ các yêu cầu của Nghị định thư có thể truy xuất nguồn gốc một cách chính xác.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, năm 2021, sản lượng sầu riêng cả nước đạt 642.600 tấn, tăng 15% so với năm 2020. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều nhất của Việt Nam nhưng đều là xuất tiểu ngạch".

Tất cả vùng trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và đảm bảo các điều kiện như vệ sinh vườn trồng và cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ ngay những quả rụng và thối hỏng; Phải áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bao gồm giám sát sinh vật gây hại, phòng trừ bằng hóa chất hoặc sinh học và các biện pháp canh tác khác…

Tất cả vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật dịch hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho GACC khi có yêu cầu. Hồ sơ phòng trừ sinh vật gây hại bằng biện pháp hóa học phải ghi các thông tin cụ thể bao gồm tên thuốc, hoạt chất, ngày sử dụng và liều lượng sử dụng trong quá trình canh tác...

Trước khi lô hàng đầu tiên xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải gửi cho GACC danh sách vườn trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt và danh sách này sẽ cập nhật thường xuyên. Danh sách này sẽ được đăng trên website của GACC.

Khi sầu riêng tới cửa khẩu Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra giấy tờ, hồ sơ liên quan và hoàn tất quá trình kiểm tra kiểm dịch. Những lô hàng sầu riêng từ các vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc.

Nghị định thư cũng nêu rõ trong 2 năm đầu tiên kể từ ngày Nghị định thư có hiệu lực, cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong thời gian 2 năm, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống 1%. Trong trường hợp phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống, lá hoặc đất thì toàn bộ lô hàng không được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nghị định thư này có hiệu lực trong 3 năm, trừ khi một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia ít nhất 3 tháng trước ngày hết hiệu lực về ý định sửa đổi hoặc chấm dứt Nghị định thư này. Nghị định thư sẽ tự động gia hạn hiệu lực theo chu kỳ 3 năm.

Thời điểm này, lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các tỉnh Đông Nam Bộ , Tây Nguyên đang vào cuộc cùng các doanh nghiệp trái cây hối hả chuẩn bị các lô hàng sầu riêng để đi đường chính ngạch sang Trung Quốc. Trong đó, Bình Phước có diện tích canh tác sầu riêng khá lớn với chất lượng thơm ngon. Toàn tỉnh Bình Phước hiện có 3.000 sầu riêng, sản lượng gần 15 nghìn tấn/năm.

Tỉnh Bình Phước cũng đã sớm vạch ra lộ trình xuất khẩu trái cây chính ngạch vào Trung Quốc đối với loại trái này. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước đã thực hiện việc giới thiệu 2 vùng trồng sầu riêng và các cơ sở đóng gói, đã quay clip phỏng vấn chủ nhiệm HTX, doanh nghiệp để gửi sang Trung Quốc thông qua Cục Bảo vệ thực vật để làm cơ sở để phía bạn thẩm định, cấp mã số vùng trồng, từ đó làm cơ sở cho sầu riêng xuất chính ngạch.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp địa phương sẽ tập trung hỗ trợ nông dân, tạo vùng nguyên liệu có mã vùng trồng để chuẩn bị và đảm bảo cho việc xuất khẩu đi Trung Quốc...

“Hiện doanh nghiệp, HTX, nông dân ở Bình phước đã chuẩn bị mọi điều kiện, trong đó có chất lượng sản phẩm, liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, gắn tem truy xuất nguồn gốc để đảm bảo tiêu chuẩn cho sản phẩm sầu riêng sẵn sàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc".

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, cho biết địa phương có lợi thế điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp trồng được tất cả các loại sầu riêng như Monthong, R6, 9 Hóa, thậm chí Musang King. Tuy nhiên, để xuất khẩu được trái sầu riêng sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, nông dân cần phải thay đổi phương thức sản xuất và canh tác, quản lý được chất lượng sản phẩm.

Nhiều doanh nghiệp trồng sầu riêng tại Bình Phước đã nhận thấy tiềm năng cho việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc và đã sớm tư duy, thay đổi chuỗi sản xuất.

Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu, cho biết Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng đầy tiềm năng, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước Đông Nam Á. Thị trường Trung Quốc chủ yếu thu mua sản phẩm sầu riêng cấp đông, vì vậy Công ty Chánh Thu đã đầu tư dây chuyền cấp đông sầu riêng.

Công ty TNHH Minh Hàng tại huyện Bù Đăng là một trong số ít doanh nghiệp của tỉnh Bình Phước đầu tư nhà máy chế biến và xuất khẩu sầu riêng một cách bài bản. Năm 2021, Công ty đã xuất khẩu hơn 4.000 tấn sầu riêng cấp đông, trong đó có xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Ông Lưu Lý Hoàng, Giám đốc quản lý đầu vào Công ty Minh Hàng thông tin, xuất khẩu tiểu ngạch, doanh nghiệp phải tốn chi phí thấp nhất 700 - 800 triệu đồng mỗi container sầu riêng. Nhưng nếu xuất khẩu chính ngạch, chi phí sẽ giảm hàng trăm triệu đồng mỗi container, từ đó giúp doanh nghiệp và nông dân thu được lợi nhuận cao hơn từ loại quả đặc sản này.

Để đón trước thời điểm xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, Công ty Minh Hàng đã nâng công suất chế biến đóng gói lên 70 tấn cơm sầu riêng mỗi ngày, tương đương 140 tấn sầu riêng tươi. Công ty cũng đã đầu tư kho cấp đông bằng ni-tơ nhằm tăng cường công tác bảo quản sầu riêng, đạt độ lạnh tới âm 100 độ C.

“Trước đây, khi cấp đông bằng phương pháp máy nén truyền thống, trung bình phải mất 6 - 8 tiếng mới cấp xong cho mỗi container 40 feet, mỗi ngày chỉ bóc được 10 tấn múi đưa lên container. Với hệ thống cấp đông mới, nếu cấp đông nguyên trái tươi chỉ mất thời gian 1 tiếng, còn đối với múi được bóc tách ra khay chỉ mất 10 - 15 phút, nhanh gấp hàng chục lần thông thường”, ông Lưu Lý Hoàng chia sẻ.

Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, Thilogi tăng cường dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc thông qua cảng biển quốc tế Chu Lai.

Cảng Chu Lai ngày càng phát huy vai trò là cửa ngõ giao thương hàng hóa quan trọng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, góp phần giải quyết nhu cầu xuất khẩu cho toàn vùng, đặc biệt là nhóm hàng nông sản khi kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nửa đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt 3,4 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sầu riêng là mặt hàng trái cây đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu với 1,32 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ.

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới khi vùng trồng lớn nhất cả nước là Tây Nguyên vào vụ thu hoạch (theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam). Đồng thời, giá sầu riêng từ tháng 7 cũng ở mức cao vì Thái Lan đã kết thúc mùa vụ khiến nguồn cung thu hẹp.

Trong khi đó, sầu riêng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng khi có thể sản xuất quanh năm nhờ làm chủ kỹ thuật canh tác rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch. Đây chính là một lợi thế giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ hai vào Trung Quốc sau chưa đầy 2 năm được mở cửa tại thị trường này.

Hiện nay, sầu riêng chủ yếu được vận chuyển, xuất khẩu bằng đường bộ thông qua các cửa khẩu phía Bắc như: Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh)… Tuy nhiên, vào mùa cao điểm, tại các cửa khẩu thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, thời gian vận chuyển kéo dài khiến chất lượng sản phẩm không được được đảm bảo, giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

Đây là bài toán khó cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các nhóm hàng trái cây có vùng trồng tại khu vực Nam Trung bộ, Trung Trung bộ, Tây Nguyên với khoảng cách vận chuyển xa.

Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, Thilogi đã đẩy mạnh dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc thông qua cảng biển quốc tế Chu Lai. Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, cảng Chu Lai đang từng bước khẳng định vai trò là cảng chuyên dụng về container lạnh phục vụ xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi, giải quyết được bài toán chi phí logistics và gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Gia tăng năng lực logistics, phục vụ xuất khẩu sầu riêng

Thời gian qua, Thilogi đã làm việc với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu mặt hàng sầu riêng tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai… nhằm xác lập nhu cầu, cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu qua cảng Chu Lai.

Các nhóm giải pháp tập trung vào việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật bảo quản sầu riêng trong quá trình vận chuyển, tiết giảm thời gian, tối ưu chi phí.

Đồng thời, cảng Chu Lai cũng tích cực hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục chứng nhận xuất xứ sầu riêng (tiêu chí xuất xứ thuần túy - WO, tiêu chí xuất xứ của nhà sản xuất/ nhà cung cấp nguyên liệu trong nước); đăng ký chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu (tại cảng Chu Lai) và phối hợp kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các cảng nhập khẩu (cảng Shekou, Xiamen, Nansha, Xinsha, Huangpu - Trung Quốc).

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics quy mô lớn, Thilogi có nhiều lợi thế khi thiết lập được mạng lưới vận tải đối lưu cố định và xuyên suốt; hệ thống kho, trạm depot rộng khắp cả nước; đồng thời có các tuyến vận chuyển kết nối toàn khu vực Tây Nguyên, Nam Lào, Bắc Campuchia theo trục hành lang kinh tế Đông Tây về cảng Chu Lai và xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Bắc Á...

Với hơn 200 xe đầu kéo, hệ thống container lạnh (40, 45 feet) và hệ thống bãi lạnh được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế tại cảng Chu Lai (diện tích hơn 12.500 m2, sức chứa 1.000 container lạnh), Thilogi đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, lưu trữ và tiêu chuẩn bảo quản của khách hàng.

Ông Bùi Trần Nhân Trí, Phó Tổng giám đốc Kinh doanh Thilogi cho biết: “Chúng tôi tập trung khai thác mô hình vận tải đa phương thức, kết hợp thực hiện trọn gói thủ tục xuất khẩu, kiểm dịch, khai báo hải quan, lưu kho, bảo quản… nhằm tạo sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Qua đó góp phần nâng cao giá trị sầu riêng Việt Nam xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại sầu riêng chính ngạch đến với các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...”

Cuối tháng 8/2024, cảng Chu Lai tiếp tục đón thêm các hãng tàu quốc tế mới mở tuyến hàng hải trực tiếp đến cảng, nâng tần suất tàu ngoại lên 4 chuyến/tuần, góp phần ổn định giá cước vận chuyển, đa dạng sự lựa chọn về hãng tàu, giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.